Ngày nay, dị tật thai nhi vẫn là một vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tương lai của trẻ, cũng như gánh nặng cho gia đình, xã hội. Do đó, việc trang bị kiến thức về thai kỳ và cách phòng tránh dị tật bẩm sinh cho thai nhi trở nên vô cùng cấp thiết, là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân và toàn cộng đồng. Bài dưới đây sẽ chia sẻ cho mẹ cách phòng tránh dị tật bẩm sinh cho bé, mẹ hãy cùng theo dõi nhé!
1. Dị tật thai nhi có thể ngăn ngừa được không?
Dị tật thai nhi là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể xuất hiện từ khi còn trong bào thai. Các bất thường này có thể là những dị tật nhỏ: sứt môi, hở hàm ếch… đến dị tật lớn, chẳng hạn như: dị tật thai nhi đầu nhỏ, khuyết tật ống thần kinh, hội chứng Down… ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Mức độ nghiêm trọng của dị tật bẩm sinh có thể khác nhau, từ nhẹ đến nặng, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Dù khoa học y tế ngày càng phát triển, nhưng dị tật bẩm sinh vẫn là một vấn đề đáng quan tâm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia, dị tật bẩm sinh không thể ngăn ngừa hoàn toàn 100%, nhưng tin vui là mẹ bầu hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa những nguy cơ tiềm ẩn này bằng cách thực hiện đúng những lời khuyên của bác sĩ và tuân thủ lịch khám thai định kỳ.
2. Cách phòng tránh dị tật bẩm sinh cho thai nhi trước khi mang thai
Theo thống kê thực tế ngành y tế, Việt Nam mỗi năm có khoảng 1,5 – 2% trẻ em sinh ra bị mắc dị tật bẩm sinh. Vậy dị tật bẩm sinh thai nhi làm sao để ngăn ngừa, phòng tránh? Dưới đây là 4 cách giúp mẹ phòng tránh dị tật thai nhi trước khi mang thai, mẹ hãy tham khảo nhé!
2.1. Xét nghiệm di truyền
Mang gen bệnh là tình trạng mẹ mang gen bất thường nhưng không biểu hiện bệnh lý. Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ hoặc bố, gen bệnh tiềm ẩn có thể di truyền sang con, gây ra các bệnh di truyền nguy hiểm.
Xét nghiệm di truyền là phương pháp hữu ích giúp sàng lọc gen mang bệnh ở cha mẹ và xác định khả năng di truyền sang con. Xét nghiệm được thực hiện đơn giản bằng cách lấy mẫu nước bọt hoặc máu của mẹ, sau đó gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.
Kết quả xét nghiệm di truyền sẽ cung cấp thông tin chi tiết về:
- Loại gen bệnh mẹ mang
- Nguy cơ di truyền sang con
- Biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ sinh sản phù hợp
2.2. Khám sức khỏe tiền sản
Chủ động khám tiền sản là bước đầu tiên vô cùng quan trọng cho hành trình mang thai. Các xét nghiệm cần thiết giúp mẹ đảm bảo sức khỏe, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến thai nhi, chẳng hạn như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh truyền nhiễm…
Đối với những mẹ có tiền sử mắc bệnh lý, khám tiền sản càng trở nên thiết yếu để bác sĩ đánh giá mức độ ảnh hưởng, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
2.2. Bổ sung axit folic sớm
Axit folic là dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của ống thần kinh ở thai nhi. Thiếu hụt axit folic trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể dẫn đến các dị tật ống thần kinh nghiêm trọng như tật nứt đốt sống, não úng thủy. Do vậy, phụ nữ có ý định mang thai nên bổ sung axit folic ít nhất 400mcg mỗi ngày, bắt đầu từ 3 tháng trước khi mang thai và tiếp tục trong suốt thai kỳ.
2.3. Tiêm phòng đầy đủ
Tiêm phòng đầy đủ các vắc-xin cần thiết trước khi mang thai, đặc biệt là vắc-xin sởi, quai bị, rubella (SRH) và thủy đậu. Những vắc-xin này giúp bảo vệ thai nhi khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây ra dị tật bẩm sinh.
3. Cách phòng tránh dị tật bẩm sinh cho thai nhi trong khi mang thai
Để phòng tránh dị tật bẩm sinh cho thai nhi trong thai kỳ, đảm bảo bé sinh ra khỏe mạnh, mẹ cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau:
3.1. Khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi, phát hiện sớm các bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời. Việc siêu âm thai định kỳ cũng giúp phát hiện một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
3.2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cân bằng, đa dạng trong suốt thai kỳ. Điều này giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi và giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh. Nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein và các sản phẩm từ sữa.
3.3. Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định bác sĩ
Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc không kê đơn, hoặc thực phẩm chức năng (bao gồm cả dược liệu), phụ nữ mang thai luôn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi.
Một số loại thuốc có thể gây ra dị tật thai nhi, bao gồm:
– Isotretinoin: Thuốc trị mụn trứng cá này có thể gây ra các dị tật tim, thận, ống thần kinh cho thai nhi. Do vậy, phụ nữ đang sử dụng isotretinoin cần đợi ít nhất 3-4 tuần sau khi ngừng thuốc mới mang thai.
– Thuốc chống trầm cảm: Fluoxetine, paroxetine,… là một số ví dụ về thuốc chống trầm cảm có thể gây nứt đốt sống, dị tật tim và các dị tật bẩm sinh khác cho thai nhi.
3.4. Tránh xa chất kích thích
Rượu bia, thuốc lá và ma túy là những chất độc hại có thể gây hại cho thai nhi và làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Do vậy, phụ nữ mang thai được khuyến cáo không được sử dụng các chất này.
3.5. Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại
Chì, thủy ngân, thuốc trừ sâu và hóa chất công nghiệp là những chất độc hại có thể gây hại cho thai nhi và làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Do vậy, phụ nữ nên hạn chế tiếp xúc với những chất này trong môi trường sống và làm việc.
Phòng tránh dị tật bẩm sinh cho thai nhi là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người mẹ. Mẹ hãy áp dụng những biện pháp phòng ngừa phù hợp để bảo vệ sức khỏe và tương lai của con yêu. Ngoài ra mẹ nhớ xét nghiệm NIPT đây là phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn hiệu quả đang được các bác sĩ phụ sản tư vấn với các mẹ bầu, giúp phát hiện các bất thường về số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể của thai trong thai kỳ.
Nhờ phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn dựa trên xét nghiệm ADN của thai nhi trong máu mẹ. Các bác sĩ có thể phát hiện được dị tật thai nhi từ khi mới được 9 tuần tuổi thay vì phải đợi tới 12 tuần tuổi như trước đây, đồng thời làm giảm nguy cơ sảy thai so với phương pháp chọc ối thông thường.
>> Xem thêm:
- Các phương pháp sàng lọc trước sinh cần thiết cho mẹ bầu
- Bác sĩ sản khoa giải đáp: Khám sàng lọc dị tật thai nhi ở tuần bao nhiêu?
- Khám sàng lọc dị tật thai nhi hết bao nhiêu tiền?
——————
TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM GENVIET – HỆ THỐNG LẤY MÁU MIỄN PHÍ TẠI NHÀ TRÊN TOÀN QUỐC
Hotline: 0943.333.189
Fanpage: fb.com/Trungtamxetnghiemgenviet
Địa chỉ: Toà Sunshine city, Ciputra, Bắc Từ Liêm, Hà Nội