:

Khám sàng lọc dị tật thai nhi là gì? Quy trình như thế nào?

Sàng lọc thai nhi là “chìa khóa” giúp phát hiện sớm dị tật thai nhi, mang đến sự an tâm cho mẹ bầu và đảm bảo một tương lai khỏe mạnh cho em bé. Vậy khám sàng lọc dị tật thai nhi là gì? Quy trình thực hiện như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây, mời các bạn cùng GENVIET theo dõi.

1. Khám sàng lọc dị tật thai nhi là gì?

kham-sang-loc-di-tat-thai-nhi-la-gi

Khám sàng lọc dị tật thai nhi là gì?

Khám sàng lọc dị tật thai nhi là một loạt các xét nghiệm và phương pháp được thực hiện trong thai kỳ nhằm đánh giá nguy cơ thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh. Các phương pháp này giúp phát hiện sớm các bất thường về nhiễm sắc thể, di truyền, hình thái thai nhi, từ đó hỗ trợ mẹ bầu đưa ra quyết định phù hợp cho thai kỳ.

Mẹ bầu nên thực hiện sàng lọc dị tật thai nhi vì lý do sau:

Giảm lo âu, an tâm tận hưởng thai kỳ: Thay vì luôn trong trạng thái lo lắng, hoang mang không biết em bé của mình có nguy cơ bị dị tật thai nhi hay không, mẹ có thể yên tâm hơn khi kết quả sàng lọc nguy cơ thấp. Hơn nữa, việc lo lắng cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai. Vì vậy, các mẹ bầu hãy cố gắng giữ tâm lý thoải mái vui vẻ trong suốt thai kỳ của mình nhé.

Chuẩn bị tốt nhất cho mọi tình huống: Sàng lọc dị tật thai nhi giúp phát hiện sớm các bất thường thai nhi, từ đó mẹ có thể chuẩn bị tâm lý và tài chính phù hợp. Nếu bé gặp dị tật có thể chữa trị sau sinh, mẹ sẽ có thời gian tìm hiểu về phương pháp điều trị, lựa chọn cơ sở y tế uy tín và chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho bé.

Giúp bác sĩ đưa ra quyết định kịp thời, an toàn cho cả mẹ và bé: Kết quả sàng lọc dị tật thai nhi sẽ giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ và đưa ra lời khuyên phù hợp nhất cho mẹ. Trong trường hợp bé mắc dị tật không thể chữa trị, mẹ sẽ có đầy đủ thông tin để đưa ra quyết định mang thai tiếp hay không, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

2. Quy trình khám sàng lọc dị tật thai nhi

kham-sang-loc-di-tat-thai-nhi-thuc-hien-nhu-the-nao

Sàng lọc dị tật thai nhi được thực hiện như thế nào?

Từ tuần thứ 10, mẹ bầu có thể bắt đầu hành trình sàng lọc trước sinh với phương pháp xét nghiệm NIPT với độ chính xác cao hơn 99%. Tiếp theo, Double test và đo độ mờ da gáy (tuần 11-13) cùng Triple test và siêu âm định kỳ (tuần 16-18) sẽ giúp đánh giá sức khỏe thai nhi một cách toàn diện. Về quy trình, sàng lọc dị tật sẽ được thực hiện theo thứ tự như sau:

Bước 1: Tư vấn tiền sản

– Mẹ bầu gặp bác sĩ để được tư vấn về các phương pháp sàng lọc, lựa chọn phương pháp phù hợp dựa trên tuổi tác, sức khỏe, tiền sử thai sản,…

– Bác sĩ sẽ giải thích chi tiết về từng phương pháp, ưu nhược điểm, chi phí và hướng dẫn mẹ bầu chuẩn bị cho các xét nghiệm.

Bước 2: Thực hiện xét nghiệm

– Siêu âm: Mẹ bầu được siêu âm để theo dõi sự phát triển thai nhi, đo độ mờ da gáy, đánh giá các dấu hiệu hình thái bất thường.

– Xét nghiệm máu: Mẹ bầu lấy mẫu máu để xét nghiệm các chỉ số sinh hóa, di truyền theo từng phương pháp sàng lọc. Nếu mẹ chọn làm Double Test và Triple Test thì cần kết hợp nhiều chỉ số và theo dõi liên tục từ tuần 11 (mốc xét nghiệm Double Test) cho đến khoảng tuần thứ 16 (mốc xét nghiệm Triple Test) để phát hiện dị tật cho thai nhi.

Trong trường hợp mẹ lựa chọn xét nghiệm NIPT thì chỉ cần thực hiện lấy máu xét nghiệm duy nhất một lần. Kết quả NIPT có độ tin cậy và chính xác cao, hơn nữa thời gian thực hiện sớm ngay từ tuần thai thứ 9 có thể thay thế Double Test và Triple Test. Mẹ làm xét nghiệm NIPT trước đó rồi thì không cần thực hiện thêm hai phương pháp Double Test và Triple Test.

– Chọc ối (nếu kết quả sàng lọc không xâm lấn Double Test, Triple Test và NIPT có nguy cơ cao): Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định chọc ối để lấy mẫu nước ối xét nghiệm di truyền chi tiết.

Bước 3: Nhận kết quả và tư vấn

– Sau khi hoàn tất các xét nghiệm, mẹ bầu sẽ nhận kết quả và được bác sĩ tư vấn cụ thể về ý nghĩa của kết quả.

– Bác sĩ sẽ giải thích chi tiết về nguy cơ dị tật thai nhi, các lựa chọn chẩn đoán xác định (nếu cần) và hỗ trợ mẹ bầu đưa ra quyết định phù hợp.

Một số lưu ý khi khám sàng lọc dị tật thai nhi cho mẹ bầu:

– Quy trình khám sàng lọc trước sinh có thể thay đổi tùy theo cơ sở y tế và phương pháp lựa chọn.

– Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp sàng lọc phù hợp với bản thân.

– Kết quả sàng lọc chỉ mang tính chất tham khảo, cần kết hợp với các xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác.

3. Mẹ cần chuẩn bị gì trước sàng lọc thai nhi

luu-y-khi-kham-sang-loc-di-tat-thai-nhi

Một số lưu ý khi khám sàng lọc dị tật

Sàng lọc trước sinh là việc làm quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe thai nhi. Đặc biệt, phương pháp này rất đơn giản và gần như mẹ không phải lo lắng chuẩn bị cầu kỳ gì. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý một số việc sau để quá trình sàng lọc diễn ra thuận lợi hơn nhé.

– Chuẩn bị: Mẹ nên mang theo kết quả khám thai trước đó và xét nghiệm di truyền (nếu có). Các thông tin về kết quả thăm khám hoặc yếu tố bệnh lý di truyền này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.

– Giữ tâm lý thoải mái: Tinh thần lạc quan, hạn chế lo âu để thai nhi phát triển tốt.

– Kiêng cồn, chất kích thích: Cồn và chất kích thích có thể gây dị tật thai nhi nên mẹ bầu hãy tránh xa các loại thực phẩm, đồ uống này nhé.

– Không cần nhịn ăn: Xét nghiệm máu không yêu cầu nhịn ăn trước khi thực hiện.

Sàng lọc trước sinh là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với tất cả các mẹ bầu. Hãy chủ động thực hiện sàng lọc theo hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe thai nhi và chào đón bé yêu chào đời khỏe mạnh, bình an.

Hy vọng qua bài biết này mẹ đã hiểu xét nghiệm sàng lọc thai nhi là như thế nào? Nếu mẹ bầu có nhu cầu làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT không xâm lấn, hãy liên hệ hotline 0943.333.189 để được Bác sĩ tư vấn nhé! 

> Xem thêm:

——————

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM GENVIET – HỆ THỐNG LẤY MÁU MIỄN PHÍ TẠI NHÀ TRÊN TOÀN QUỐC

Hotline: 0943.333.189

Fanpage: fb.com/Trungtamxetnghiemgenviet

Địa chỉ: 401 Xuân Đỉnh, Tây Hồ, Hà Nội

Tin Liên Quan

DMCA.com Protection Status