:

Xét nghiệm NIPT làm từ tuần bao nhiêu đến tuần bao nhiêu?

Xét nghiệm NIPT làm từ tuần bao nhiêu đến tuần bao nhiêu?

Xét nghiệm NIPT (Non-Invasive Prenatal Testing) là xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn giúp phát hiện sớm các nguy cơ dị tật thai nhi một cách chính xác và an toàn. Vậy, xét nghiệm NIPT làm từ tuần bao nhiêu đến tuần bao nhiêu là thời điểm hợp lý nhất? GENVIET sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây

1. Xét nghiệm NIPT có cần thiết không?

xet-nghiem-nipt-co-can-thiet
Xét nghiệm NIPT có cần thiết không?

Xét nghiệm NIPT được đánh giá là một việc quan trọng đối với bất kỳ người phụ nữ nào trong quá trình mang thai. Tuy nhiên ở Việt Nam, có rất nhiều gia đình chưa thực sự coi trọng đúng mức vai trò của sàng lọc trước sinh, điều này thể hiện rõ nhất ở tỉ lệ bị dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh ở nước ta vô cùng cao.

Theo thống kê của WHO tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh trên thế giới là 1,7% nhưng ở Việt Nam tỷ lệ này chiếm 2 – 3%, đặc biệt ở những nơi như vùng núi, vùng kinh tế và y học kém phát triển thì tỉ lệ này còn cao hơn nữa. 

Trẻ sinh ra với dị tật bẩm sinh là gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội. Chi phí điều trị không hề nhỏ để khắc phục hậu quả của dị tật bẩm sinh nhưng không phải trường hợp nào can thiệp y học cũng hiệu quả. Trong khi đó, nếu sàng lọc trước sinh, cha mẹ hoàn toàn có thể phát hiện sớm trẻ có dị tật hay không, độ chính xác lên tới 99%. Đây cũng là phương pháp sàng lọc hiện đại tiến tiến được các bác sĩ sản khoa tư vấn thực hiện. 

Không một cha mẹ nào mong muốn đứa trẻ sinh ra bị dị tật, khuyết tật bẩm sinh, do đó, việc sàng lọc dị tật trước sinh vô cùng cần thiết. Cha mẹ cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc xét nghiệm NIPT  và thực hiện.

2. Ưu điểm của xét nghiệm NIPT là gì?

uu-diem-cua-xet-nghiem-nipt
Ưu điểm của xét nghiệm sàng lọc NIPT

NIPT là xét nghiệm sàng lọc trước sinh sử dụng công nghệ phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ để đánh giá nguy cơ mắc các hội chứng Down, Edwards, Patau – những dị tật thai nhi nguy hiểm do bất thường số lượng nhiễm sắc thể. 

Ưu điểm vượt trội của NIPT bao gồm:

– Độ chính xác cao: NIPT sử dụng kỹ thuật phân tích DNA thai nhi lưu hành trong máu mẹ, mang lại độ chính xác cao lên đến 99% cho các hội chứng Down, Edwards và Patau. So với phương pháp sàng lọc Double Test hoặc Triple Test chỉ đạt độ chính xác 85%, NIPT mang lại kết quả đáng tin cậy hơn, giúp mẹ giảm thiểu lo lắng và đưa ra quyết định chăm sóc thai kỳ phù hợp.

– An toàn, không xâm lấn: Xét nghiệm chỉ cần lấy mẫu máu tĩnh mạch của mẹ bầu, hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi. Phương pháp này đặc biệt phù hợp cho đối tượng thai phụ có nguy cơ cao.

– Có thể thực hiện sớm: NIPT có thể thực hiện ngay từ tuần thứ 9 của thai kỳ, giúp phát hiện sớm các nguy cơ dị tật thai nhi, tạo điều kiện cho việc can thiệp và điều trị kịp thời. Đặc biệt, phát hiện sớm các bất thường giúp cha mẹ có thêm thời gian để chuẩn bị tinh thần, đưa ra quyết định thai sản phù hợp và lựa chọn các biện pháp hỗ trợ cần thiết.

– Phát hiện nhiều hội chứng di truyền: Ngoài 3 hội chứng Down, Edwards, Patau, NIPT còn có thể phát hiện thêm nhiều hội chứng di truyền gây ra do bất thường nhiễm sắc thể trên toàn bộ 23 cặp nhiễm sắc thể như hội chứng Turner, hội chứng DiGeorge,… và hơn 86 bất thường vi/mất lặp đoạn gây ra các bệnh lý hiếm gặp khác.

Như vậy, xét nghiệm NIPT mang lại nhiều ưu điểm vượt trội, là phương pháp sàng lọc trước sinh hiện đại và hiệu quả, góp phần bảo vệ sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

3. Xét nghiệm NIPT làm từ tuần bao nhiêu đến tuần bao nhiêu?

xet-nghiem-nipt-tu-tuan-bao-nhieu-den-tuan-bao-nhieu-
Xét nghiệm NIPT làm từ tuần bao nhiêu đến tuần bao nhiêu?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y khoa, xét nghiệm NIPT có thể thực hiện từ tuần thứ 9 của thai kỳ. Từ mốc 9 tuần thai trở đi, thai phụ có thể làm xét nghiệm sàng lọc NIPT để phát hiện sớm nhất dị tật thai nhi. 

Lý do nên thực hiện NIPT trong giai đoạn này là bởi:

– Đủ lượng ADN thai nhi: Từ tuần thứ 9 trở đi, lượng ADN thai nhi trong máu mẹ đã đạt đủ điều kiện để xét nghiệm NIPT cho kết quả chính xác. Nói chung, tỷ lệ DNA thai nhi phải trên 4 phần trăm, thường có đủ vào khoảng tuần thứ chín của thai kỳ. Tỷ lệ thai nhi thấp có thể dẫn đến không thể thực hiện xét nghiệm hoặc cho kết quả âm tính giả.

– Kết hợp với siêu âm: Kết quả NIPT có thể được kết hợp với siêu âm đo độ mờ da gáy và tầm soát nguy cơ tiền sản giật để đưa ra đánh giá toàn diện hơn về sức khỏe thai nhi.

– Phát hiện dị tật càng sớm càng giúp gia đình và bác sĩ có phương án xử trí kịp thời: Nếu kết quả NIPT có nguy cơ cao, mẹ bầu có thể được tư vấn để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán xác định như chọc ối, sinh thiết gai nhau.

Tuy nhiên các mẹ bầu vẫn cần lưu ý:

– NIPT chỉ là xét nghiệm sàng lọc, không phải là xét nghiệm chẩn đoán. Do đó, nếu kết quả NIPT có nguy cơ cao, mẹ bầu cần được tư vấn thêm bởi bác sĩ chuyên khoa để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán xác định.

– Một số trường hợp có thể thực hiện NIPT muộn hơn tuần 14 của thai kỳ, tuy nhiên cần được bác sĩ tư vấn và đánh giá kỹ lưỡng.

4. Ai nên thực hiện xét nghiệm NIPT?

Tất cả phụ nữ mang thai đều nên thực hiện xét nghiệm NIPT, đặc biệt là những phụ nữ có các yếu tố nguy cơ sau:

– Độ tuổi thai phụ cao: Nguy cơ dị tật thai nhi tăng cao ở phụ nữ mang thai trên 35 tuổi.

– Từng mang thai con dị tật: Nếu mẹ bầu đã từng mang thai con dị tật do bất thường nhiễm sắc thể, nguy cơ tái phát ở các lần mang thai sau cao hơn.

– Thai phụ có tiền sử sảy thai tự nhiên, thai chết lưu hoặc con chết sớm sau sinh. Tiền sử gia đình thai phụ hoặc chồng có người được xác định bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edwaed, Patau, Turner…

– Có bất thường về nhiễm sắc thể: Nếu bố hoặc mẹ có bất thường về nhiễm sắc thể, nguy cơ di truyền sang thai nhi cao hơn.

– Mang thai bằng phương pháp IVF/ICSI: Nguy cơ dị tật thai nhi ở trẻ thụ tinh ống nghiệm/chuyển phôi nội bào cao hơn so với trẻ thụ thai tự nhiên.

– Có kết quả sàng lọc trước sinh khác bất thường: Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc trước sinh bằng phương pháp Double test hoặc Triple test có nguy cơ cao, mẹ bầu nên thực hiện NIPT để xác định chính xác hơn.

Ngoài ra, cũng có một số trường hợp không nên/ nên cân nhắc hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm NIPT như:

  • Thai có bất thường hình thái trên siêu âm
  • Thai phụ có mang bất thường nhiễm sắc thể
  • Các trường hợp đa thai cần được cân nhắc khi thực hiện sàng lọc NIPT

Như vậy, trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi Xét nghiệm NIPT làm từ tuần bao nhiêu đến tuần bao nhiêu? Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích, thiết thực cho thai phụ và gia đình.

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ xét nghiệm NIPT uy tín chất lượng thì hãy liên hệ với GENVIET qua hotline 0943.333.189 để được tư vấn và lấy mẫu. GENVIET là một trong những đơn vị xét nghiệm uy tín hàng đầu với đội ngũ bác sĩ di truyền dày dặn kinh nghiệm và phòng lab đạt chuẩn.Chính vì vậy, các xét nghiệm được thực hiện tại GENVIET luôn đảm bảo tính chính xác tương đối cao. Ngoài ra chúng tôi còn miễn phí lấy mẫu xét nghiệm tại nhà trên khắp 63 tỉnh thành trên toàn quốc cha mẹ không cần mất công di chuyển. 

>> Xem thêm:

—————————–

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM GENVIET – HỆ THỐNG LẤY MÁU MIỄN PHÍ TẠI NHÀ TRÊN TOÀN QUỐC

Hotline: 0943.333.189

Fanpage: fb.com/Trungtamxetnghiemgenviet

Địa chỉ: 401 Xuân Đỉnh, Tây Hồ, Hà Nội

Tin Liên Quan

DMCA.com Protection Status