Các phương pháp xét nghiệm giới tính thai nhi phổ biến hiện nay
Trong quá trình mang thai, chắc hẳn giới tính em bé là một trong những câu hỏi quan trọng và thú vị mà các bậc phụ huynh đều muốn biết sớm. Do đó, mọi người đã truyền tai nhau vô số các mẹo nhận biết theo dân gian hoặc thậm chí chẩn đoán chính xác theo khoa học thông qua một số phương pháp xét nghiệm. Vậy các phương pháp xét nghiệm giới tính thai nhi phổ biến nhất hiện nay là gì? Thời điểm thực hiện chúng là khi nào? Mời bạn đọc cùng GENVIET tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!
1. Siêu âm để xác định giới tính thai nhi
Siêu âm là một trong những phương pháp xét nghiệm giới tính thai nhi sớm phổ biến
- Thời điểm thực hiện: tuần thai thứ 14 trở đi.
Siêu âm để xác định giới tính thai nhi là phương pháp để quan sát các cơ quan của thai nhi, vị trí của nhau thai và theo dõi sức khỏe của thai nhi. Vào khoảng 14 tuần tuổi thai, bộ phận sinh dục của bé đã đủ phát triển để có thể phát hiện dựa vào siêu âm.
Tuy nhiên trong ba tháng thai kỳ đầu tiên, độ chính xác của dự đoán giới tính bằng siêu âm chỉ khoảng 50 – 70%. Trong ba tháng thai kỳ thứ hai và thứ ba, độ chính xác gần như là 95 – 100%. Tuy nhiên trong một số trường hợp, thai nhi đôi khi không hợp tác với bác sĩ trong quá trình siêu âm dẫn đến kết quả siêu âm bị sai hoặc không quan sát được giới tính thai nhi và bạn cần phải hẹn lịch siêu âm vào thời điểm khác.
2. Phương pháp xét nghiệm máu biết giới tính thai nhi sớm
Xét nghiệm giới tính thai nhi ngay từ tuần thai thứ 6
- Thời điểm thực hiện: tuần thai thứ 6 – 7 của thai kỳ
Đây là phương pháp khoa học giúp cha mẹ biết giới tính em bé trong bụng chính xác và sớm nhất hiện nay. Trong đó, bác sĩ sẽ chỉ định lấy máu và làm xét nghiệm máu của người mẹ. Hỗn hợp được sinh ra từ thai nhi là cfDNA (DNA tự do thai nhi) được truyền vào máu của mẹ qua nhau thai.
Trong quá trình mang thai hỗn hợp này nằm trong máu của mẹ, vì vậy ADN của nhau thai thường sẽ tương đồng với ADN của thai nhi. Xét nghiệm giới tính sớm bằng cách tìm NST Y trong bộ gen để xác định giới tính là trai hay gái. Do đó, để biết sớm giới tính của thai nhi có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm thông qua máu của mẹ.
Xét nghiệm giới tính sớm là phương pháp cực kỳ an toàn và đảm bảo độ chính xác lên tới 99% hoặc cao hơn. Đặc biệt, điều làm cho xét nghiệm giới tính ưu việt hơn các xét nghiệm khác là thời điểm thực hiện rất sớm, ngay từ tuần thứ 6 hoặc thứ 7 của thai kỳ. Do đó, nếu thai phụ muốn biết giới tính sớm của em bé thì không nên bỏ qua xét nghiệm này.
3. Phương pháp xét nghiệm giới tính bằng xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT
- Thời điểm thực hiện: Từ tuần thứ 9 đến hết thai kỳ.
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) là phương pháp xét nghiệm máu để đánh giá nguy cơ thai nhi mắc một số rối loạn di truyền. NIPT có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao đối với hội chứng Down, với khả năng phát hiện nguy cơ em bé mắc bệnh chính xác tới 99.9%. Bên cạnh đó, xét nghiệm NIPT có khả năng sàng lọc trên 10 hội chứng liên quan đến lệch bội nhiễm sắc thể như Patau, Edwards, Klinefer, thể tam X, Turner… và hơn 86 bất thường vi mất/lặp đoạn nhiễm sắc thể. Hơn nữa, thời gian thực hiện của xét nghiệm NIPT được đánh giá là sớm và chính xác nhất trong số các phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn.
NIPT cũng có thể xác định giới tính thai nhi vì xét nghiệm dựa trên cơ sở phân tích nhiễm sắc thể của thai nhi. Giới tính của em bé sẽ được thể hiện qua cặp nhiễm sắc thể giới tính. Cụ thể, nếu xét nghiệm phát hiện sự tồn tại của nhiễm sắc thể Y (nhiễm sắc thể quy định giới tính nam), thì có thể khẳng định mẹ bầu đang mang thai bé trai.
Độ chính xác của xét nghiệm này có thể lên đến 98–99% hoặc cao hơn. Thông thường, các bác sĩ thường thực hiện xét nghiệm vào giữa hoặc cuối của tam cá nguyệt đầu tiên (khoảng tuần thứ 9 hoặc muộn hơn).
Với nhiều ưu điểm như vậy, có thể thấy hiện nay có rất nhiều thai phụ lựa chọn xét nghiệm NIPT là xét nghiệm sàng lọc dị tật đầu tiên cho thai kỳ của mình. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý, giới tính thai nhi chỉ là một thông tin phụ có thể được thông báo hoặc không được thông báo trong bản kết quả sàng lọc dị tật của con. Đặc biệt nếu mẹ làm xét nghiệm NIPT tại các bệnh viện lớn, giới tính em bé thường không được bác sĩ tiết lộ vì một số lý do pháp lý. Do đó, thai phụ muốn biết giới tính thai nhi cần phải chủ động hỏi hoặc lựa chọn một số trung tâm xét nghiệm nguồn uy tín để nhận được kết quả mong muốn.
4. Phương pháp xét nghiệm giới tính thai nhi bằng chọc ối
- Thời điểm thực hiện: tuần thai thứ 16 – 20 tuần.
Chọc ối là một trong những phương pháp khoa học có thể chẩn đoán chính xác giới tính em bé. Bằng cách chọc ối, bà mẹ có thể biết giới tính của thai nhi và đồng thời phát hiện được những vấn đề về di truyền và dị tật trong quá trình phát triển của bé, chẳng hạn như hội chứng Down.
Tuy nhiên, đây là phương pháp xét nghiệm xâm lấn, sử dụng một mũi kim rất nhỏ và rỗng, đưa xuyên qua màng bụng và tử cung của mẹ để lấy một lượng nhỏ nước ối. Mẫu xét nghiệm này chủ yếu được dùng trong xét nghiệm chẩn đoán để xác định các bệnh liên quan đến rối loạn NST, do đó cho kết quả giới tính thai nhi hầu như chính xác tuyệt đối.
Chọc ối được thực hiện từ tuần thứ 16 – 20 của thai kỳ. Tuy nhiên, phương pháp này làm tăng nguy cơ sảy thai nên bác sĩ chỉ khuyến khích thực hiện trong những trường hợp bé có nguy cơ cao mắc bệnh di truyền và NST, không khuyến cáo thực hiện chỉ để biết giới tính thai nhi.
5. Xét nghiệm giới tính thai nhi bằng sinh thiết gai nhau thai
- Thời điểm thực hiện: tuần thai thứ 11 – 14 của thai kỳ
Tương tự như chọc ối, sinh thiết gai nhau cũng là một phương pháp xét nghiệm chẩn đoán có thể cho biết giới tính thai nhi. Bác sĩ cần lấy 1 ít mô bánh nhau từ tử cung của người mẹ. Mẫu gai nhau được lấy bằng kim hoặc ống thông qua đường bụng. Sau thủ thuật sản phụ có thể bị xuất huyết âm đạo nhẹ.
Mặc dù có tỷ lệ chính xác rất cao đối với các hội chứng bất thường nhiễm sắc thể hoặc dị tật bẩm sinh ở thai nhi, nhưng phương pháp này không được khuyến khích thực hiện vì nguy cơ gây biến chứng thai kỳ tương đối cao. Nguy cơ sảy thai của thủ thuật sinh thiết gai nhau vào khoảng 1/500, nghĩa là cứ 500 thai phụ thực hiện thì có 1 trường hợp bị sảy thai.
Sinh thiết gai nhau chỉ được thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn hoặc đối với các trường hợp thai kỳ nguy cơ cao. Do đó, nếu mẹ chỉ có nhu cầu muốn biết giới tính thai nhi thì không khuyến cáo thực hiện xét nghiệm này.
Nhìn chung, biết được giới tính của thai nhi sẽ giúp bố mẹ có sự chuẩn bị sẵn sàng để chăm sóc bé yêu một cách tốt hơn. Nhưng bố mẹ cũng cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện kiểm tra an toàn và nhận được kết quả có độ chính xác cao nhất.
GENVIET là một trong những đơn vị xét nghiệm giới tính thai nhi, sàng lọc dị tật thai nhi NIPT uy tin chất lượng. Với đội ngũ nhân viên, bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, cùng trang thiết bị hiện đại chắc chắn là một địa chỉ đáng để bạn gửi gắm. Dịch vụ lấy mẫu tại nhà 24/7 miễn phí toàn quốc, cùng với mức bồi thường sai kết quả lên đến 30.000.000 VNĐ thì mẹ còn chần chờ gì nữa mà liên hệ ngay với chúng tôi để đặt lịch.
>> Xem thêm:
- Có thể xét nghiệm giới tính sớm không?
- Xét nghiệm NIPT để làm gì? Có cần thiết không?
- Xét nghiệm giới tinh thai nhi bao nhiêu tiền?
——————
TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM GENVIET – HỆ THỐNG LẤY MÁU MIỄN PHÍ TẠI NHÀ TRÊN TOÀN QUỐC
Hotline: 0943.333.189
Fanpage: fb.com/Trungtamxetnghiemgenviet
Địa chỉ: 401 Xuân Đỉnh, Tây Hồ, Hà Nội