:

Đang mang thai có xét nghiệm ADN được không?

Nhiều mẹ bầu băn khoăn liệu có thể thực hiện xét nghiệm ADN khi mang thai hay không. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, việc xét nghiệm ADN hoàn toàn có thể được thực hiện trong thai kỳ. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả chính xác cao, mẹ bầu cần lưu ý lựa chọn thời điểm và phương pháp xét nghiệm phù hợp.

1. Đang mang thai có xét nghiệm ADN được không?

dang-mang-thai-lam-xet-nghiem-adn-duoc-khong

Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Xét nghiệm ADN thai nhi là một phương pháp an toàn và hiệu quả để xác định mối quan hệ cha con ngay khi đứa trẻ còn trong bụng mẹ. Phương pháp này có thể được thực hiện từ tuần thứ 7 của thai kỳ trở đi và mang lại kết quả chính xác cao.

Cơ sở khoa học của phương pháp này là dựa trên phân tích và so sánh trình tự sắp xếp gen của thai nhi với người cha giả định. Nhờ khả năng di chuyển tự do của ADN thai nhi trong máu mẹ, việc xét nghiệm có thể được thực hiện từ sớm bằng mẫu máu tĩnh mạch, dịch nước ối hoặc tế bào gai nhau.

Quá trình xét nghiệm bao gồm các bước: lấy mẫu, tách chiết ADN, khuếch đại ADN, phân tích trình tự ADN và đưa ra kết luận. Nhờ phương pháp này, cha mẹ có thể xác định chính xác mối quan hệ huyết thống của thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ, mang lại nhiều lợi ích như: xác định quan hệ huyết thống, phát hiện dị tật bẩm sinh sớm, chuẩn bị cho thai kỳ.

2. Thời điểm nào khi mang thai mẹ có thể thực hiện xét nghiệm ADN?

thoi-diem-nao-khi-mang-thai-nen-thuc-hien-xet-nghiem-adn

Các xét nghiệm ADN thai nhi có thể thực hiện từ khi thai nhi được 7 tuần tuổi. Đối với một số phương pháp có xâm lấn được tiến hành muộn hơn: từ tuần 12 – 14 đối với phương pháp sinh thiết gai thai và từ tuần 15 trở đi đối với phương pháp chọc ối. Lý giải điều này là do từ tuần thứ 7 trở đi nồng độ ADN tự do (cfDNA) giải phóng vào máu mẹ mới đủ để tiến hành xét nghiệm.

Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân sau:

  • An toàn cho mẹ và bé: Thời điểm này thể trạng của mẹ và thai nhi đã dần ổn định, ít biến đổi nên khi thực hiện các xét nghiệm này ít xảy ra biến chứng.
  • Độ chính xác cao: Khi nồng độ ADN tự do trong máu tĩnh mạch của mẹ đủ để tiến hành xét nghiệm sẽ hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tình trạng kết quả sai lệch. Quá trình này mang lại sự yên tâm cho phụ nữ mang thai và gia đình.

3. Các phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi hiện nay

Xét nghiệm ADN thai nhi hiện nay bao gồm 3 phương pháp là chọc ối, sinh thiết gai thai và NIPT.

3.1. Phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn

3.1.1. Chọc ối

Chọc ối là một thủ thuật y khoa được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng siêu âm để kiểm tra vị trí và nhịp tim của thai nhi.
  • Bước 2: Vùng da cần chọc kim sẽ được sát khuẩn.
  • Bước 3: Bác sĩ sử dụng kim để hút 15 – 30 ml dịch ối để tiến hành xét nghiệm ADN.

Phương pháp chọc ối để xét nghiệm ADN thường được thực hiện từ tuần thứ 15 của thai kỳ trở đi, vì đây được cho là thời điểm ít ảnh hưởng nhất đến thai nhi. Tuy nhiên, phương pháp này có thể tăng nguy cơ sảy thai (tỉ lệ sảy thai thường dưới 0,5%). 

Mặc dù lượng dịch ối lấy ra để xét nghiệm khá nhỏ và không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi, việc bảo đảm điều kiện vệ sinh trong quá trình thực hiện là rất quan trọng để tránh nhiễm khuẩn dịch ối, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Do đó, mẹ nên chọn các cơ sở y tế hoặc phòng khám có đầy đủ trang thiết bị và đảm bảo vệ sinh an toàn để thực hiện xét nghiệm này.

Phương pháp chọc ối có những ưu điểm và nhược điểm sau:

  • Ưu điểm: Mang lại kết quả xét nghiệm chính xác cao.
  • Nhược điểm: Gia tăng nguy cơ sảy thai và nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình xét nghiệm. Thời gian cho kết quả xét nghiệm có thể tương đối lâu, thường mất từ 1 đến 2 tuần.

3.1.2. Sinh thiết gai nhau

Sinh thiết gai thai là một phương pháp xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy mẫu tế bào từ phần đệm bao quanh phôi thai (gai thai) để phân tích và xác định quan hệ huyết thống giữa thai nhi và người cha giả định.

Phương pháp sinh thiết gai thai thường được thực hiện từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 14 của thai kỳ. Tuy nhiên, việc thực hiện xét nghiệm này có thể gây ra nguy cơ sảy thai (ước tính tỉ lệ sảy thai là khoảng 1/500). Kết quả của xét nghiệm thường sẽ được công bố sau 2 đến 4 tuần.

Phương pháp sinh thiết gai thai có những ưu điểm và nhược điểm sau:

  • Ưu điểm: Đem lại kết quả chẩn đoán chính xác và tin cậy cao về quan hệ huyết thống giữa thai nhi và người cha giả định.
  • Nhược điểm: Tăng nguy cơ sảy thai và nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình xét nghiệm. Thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần, gây khó khăn trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến chăm sóc và chuẩn bị tâm lý cho thai phụ và gia đình.

3.2. Phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn

cach-xet-nghiem-adn-pho-bien-hien-nay
Phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn

Phương pháp xét nghiệm ADN không xâm lấn dựa trên việc phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu tĩnh mạch của người mẹ, sau đó chuyên gia sẽ phân tích chuỗi gen và kết luận về mối quan hệ huyết thống giữa thai nhi và người cha giả định.

Xét nghiệm ADN không xâm lấn sử dụng mẫu máu đường tĩnh mạch của mẹ bầu, thường khoảng từ 7 đến 10 ml, làm mẫu để thực hiện xét nghiệm. Phương pháp này rất an toàn và không gây ra bất kỳ rủi ro nghiêm trọng nào. Thường được thực hiện từ tuần thứ 7 của thai kỳ trở đi.

Phương pháp xét nghiệm ADN không xâm lấn có những ưu điểm và nhược điểm sau:

  • Ưu điểm: Độ chính xác cao lên đến 99.9% và nguy cơ xảy ra tình trạng kết quả dương tính, âm tính giả rất thấp. Ngoài ra, phương pháp này còn nhanh chóng, thường cho kết quả sau khoảng 7 – 10 ngày.
  • Nhược điểm: Chi phí thực hiện phương pháp này thường cao hơn so với các phương pháp khác để xác định quan hệ huyết thống giữa thai nhi và người cha giả định. Tuy nhiên, với những lợi ích về độ chính xác và an toàn mà nó mang lại, phương pháp này vẫn được nhiều người lựa chọn trong quá trình chăm sóc sức khỏe thai nhi và chuẩn bị tâm lý cho gia đình.

Như vậy, trong 3 phương pháp chọc ối, sinh thiết gai thai và xét nghiệm không xâm lấn bằng máu mẹ, mẹ nên lựa chọn phương pháp xét nghiệm không xâm lấn để đảm bảo an toàn cho thai nhi mà vẫn thu được kết quả chính xác.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc đã có thể trả lời câu hỏi Đang mang thai có xét nghiệm ADN được không?, cũng như có thể lựa chọn được phương pháp xét nghiệm phù hợp. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề đang mang thai có xét nghiệm ADN được không hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vị xét nghiệm ADN huyết thống nói chung và phương pháp không xâm lấn nói riêng, có thể liên hệ trực tiếp đến GENVIET theo số hotline 0943.333.189 để được tư vấn miễn phí.

> Xem thêm:

——————

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM GENVIET – HỆ THỐNG LẤY MÁU MIỄN PHÍ TẠI NHÀ TRÊN TOÀN QUỐC

Hotline: 0943.333.189

Fanpage: fb.com/Trungtamxetnghiemgenviet

Địa chỉ: Toà Sunshine city, Ciputra, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tin Liên Quan

DMCA.com Protection Status