:

Xét nghiệm nipt có cần thiết không? Mẹ bầu nên lưu ý những gì?

Xét nghiệm nipt có cần thiết không? Mẹ bầu nên lưu ý những gì?

Với mong muốn có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, mẹ bầu có thể tham khảo xét nghiệm NIPT – phương pháp sàng lọc hiện đại, chính xác cao, giúp phát hiện sớm nguy cơ dị tật thai nhi. Thực tế, NIPT sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thống như siêu âm, Double test hay Triple test, mang đến sự an tâm cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Vậy xét nghiệm NIPT có thực sự cần thiết không và có ưu điểm gì? Hãy cùng GENVIET tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Xét nghiệm NIPT có cần thiết không?

xet-nghiem-nipt-co-can-thiet

Xét nghiệm NIPT có cần thiết không?

Trẻ em sinh ra với dị tật bẩm sinh phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, khác biệt so với bạn bè cùng trang lứa. Những thiệt thòi này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân đứa trẻ mà vô hình chung còn tạo gánh nặng về kinh tế và tinh thần cho gia đình và xã hội. 

Sàng lọc dị tật thai nhi là chìa khóa bảo vệ sức khỏe cho thế hệ tương lai. Nhờ việc sàng lọc, mẹ bầu có thể an tâm về sự phát triển của con, phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn để có biện pháp can thiệp kịp thời. Đặc biệt, đối với những trường hợp thai nhi được chẩn đoán có nguy cơ cao mắc dị tật bẩm sinh, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ theo dõi và can thiệp cụ thể, đảm bảo sức khỏe cho thai nhi và hỗ trợ tinh thần cho mẹ bầu.

Hiện nay, NIPT là phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Bên cạnh đó, cũng có nhiều mẹ bầu phân vân “xét nghiệm NIPT có cần thiết không”. Trên thực tế, xét nghiệm NIPT không bắt buộc nhưng lại mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn những phương pháp sàng lọc khác, cụ thể bao gồm:

  • Độ chính xác cao: NIPT mang đến độ chính xác lên đến 99% cho hội chứng Down, Edwards và Patau, vượt trội so với các phương pháp sàng lọc truyền thống.
  • An toàn và không xâm lấn: Chỉ cần lấy mẫu máu đơn giản từ mẹ bầu, NIPT hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Phát hiện sớm: NIPT có thể thực hiện từ tuần thứ 9 thai kỳ, giúp phát hiện sớm nguy cơ dị tật thai nhi.
  • Giảm nguy cơ thủ thuật xâm lấn: Nhờ độ chính xác cao, NIPT giúp giảm thiểu nhu cầu thực hiện các thủ thuật xâm lấn như chọc ối, sinh thiết gai nhau, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
  • Sàng lọc được nhiều dị tật thai nhi: NIPT có thể phát hiện được tình trạng thừa hay thiếu 1 nhiễm sắc thể trong một cặp cũng như các bất thường về cấu trúc như mất, lặp đoạn nhiễm sắc thể.

NIPT đang khẳng định vị thế là phương pháp sàng lọc trước sinh hiện đại, được tin dùng tại gần 90 quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, NIPT được ứng dụng phổ biến trong hệ thống y tế các nước phát triển như Châu Âu, Mỹ, đóng vai trò quan trọng trong việc sàng lọc thai nhi và hỗ trợ thai kỳ an toàn.

Như vậy có thể thấy, bất kỳ phụ nữ nào mang thai từ tuần thứ 9 không cần đắn đo có nên làm xét nghiệm NIPT không. Mẹ bầu hãy thực hiện ngay xét nghiệm NIPT để giải tỏa lo lắng, giúp yên tâm suốt thai kỳ. 

2. Xét nghiệm NIPT bao lâu có kết quả?

xet-nghiem-nipt-bao-lau-co-ket-qua

Xét nghiệm NIPT bao lâu có kết quả?

Thông thường, kết quả xét nghiệm NIPT sẽ được trả về sau 5 -10 ngày làm việc, tính từ ngày lấy mẫu máu. Tuy nhiên, thời gian có thể thay đổi tùy thuộc vào từng đơn vị y tế mà mẹ bầu đăng ký làm xét nghiệm. Tại Trung tâm xét nghiệm GENVIET, kết quả NIPT của thai phụ sẽ có ngay sau từ 3 – 5 ngày làm việc.

Đặc biệt, với những phụ nữ mang thai thuộc các đối tượng nguy cơ cao, chuyên gia sẽ khuyên làm xét nghiệm NIPT sớm, giúp thai kỳ an toàn nhất. Đó là:

– Phụ nữ mang thai khi tuổi đã trên 35

– Phụ nữ từng có tiền sử thai chết lưu, sảy thai, sinh con dị tật

– Gia đình thai phụ có người mắc bệnh di truyền liên quan tới nhiễm sắc thể

– Phụ nữ làm việc hoặc thường tiếp xúc với môi trường có hóa chất, phóng xạ độc hại

– Phụ nữ mang thai đã siêu âm, làm Double Test, Triple Test và kết quả có nguy cơ từ trung bình đến cao.

Hơn nữa, xét nghiệm NIPT có thể thực hiện từ tuần thai thứ 9, có độ chính xác gần như tuyệt đối. Vì vậy, chuyên gia và bác sĩ có thể đưa ra những hướng điều trị hoặc can thiệp sớm để tạo cơ hội quản lý thai kỳ hiệu quả hơn.

3. Mẹ bầu nên lưu ý những gì khi làm xét nghiệm NIPT

nhung-luu-y-khi-thuc-hien-xet-nghiem-nipt

Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm NIPT là gì?

Nhiều mẹ bầu vẫn tự hỏi có nên làm xét nghiệm NIPT không thì xét nghiệm NIPT không gây bất cứ nguy hiểm nào cho cả mẹ và bé nhờ vào phương pháp xét nghiệm không xâm lấn chỉ lấy máu từ mẹ. Tuy nhiên, khi đã thực hiện xét nghiệm NIPT, các mẹ bầu cũng nên thực hiện thăm khám thường xuyên tại các cơ sở chuyên khoa sản để theo dõi và bảo đảm sức khỏe của mẹ và bé vẫn ổn định.Dưới đây là một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm NIPT mẹ chú ý nhé!

Trước khi xét nghiệm:

  • Chọn thời điểm phù hợp: Tất cả thai phụ nên thực hiện xét nghiệm NIPT từ tuần thai thứ 9 trở lên. Chú ý không làm xét nghiệm này quá sớm trước tuần thứ 9 để đảm bảo kết quả nipt không bị dương tính giả/âm tính giả.
  • Tình trạng sức khỏe: Cung cấp đầy đủ thông tin y tế cho bác sĩ, bao gồm tiền sử thai sản, các bệnh lý nền, các loại thuốc đang sử dụng,…
  • Thai nhi: Xác định số lượng thai nhi (đơn thai hay đa thai).
  • Lưu ý: Thai phụ không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm. Nên giữ tâm lý thoải mái, hạn chế căng thẳng.

Quy trình lấy máu xét nghiệm:

Quy trình đơn giản, nhanh chóng, chỉ lấy một lượng máu nhỏ (7-10ml) từ tĩnh mạch tay mẹ. Cụ thể:

– Kỹ thuật viên quấn một vòng dây trên cánh tay lấy máu để làm máu chảy chậm lại, đồng thời, tĩnh mạch nổi rõ hơn, thuận tiện cho việc lấy máu.

– Sát trùng vùng da lấy máu bằng bông thấm cồn y tế.

– Kim tiêm được tiêm nhẹ nhàng vào tĩnh mạch và lấy khoảng 7 -10ml máu tĩnh mạch.

– Rút kim tiêm ra và áp một mẫu bông sạch lên chỗ vừa lấy máu, sau đó dán băng cá nhân vào.

– Máu lấy được sẽ chứa trong ống chứa có đầy đủ thông tin người cần xét nghiệm. Sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tách chiết cần thiết.

Mẹ bầu có thể yên tâm trong quá trình lấy máu xét nghiệm này vì hầu như không gây đau đớn hay ảnh hưởng đến thai nhi.

Sau khi xét nghiệm:

Thai phụ sẽ nhận được kết quả sau 7-10 ngày làm việc. Thời gian có thể sớm hơn tùy vào mỗi đơn vị làm xét nghiệm NIPT.

Lưu ý: Kết quả NIPT chỉ mang tính chất sàng lọc, cần kết hợp với các xét nghiệm khác và chẩn đoán của bác sĩ để đưa ra kết luận chính xác. Do đó, mẹ bầu lưu ý cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ đầy đủ kể cả sau khi đã làm xét nghiệm NIPT trước đó.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp mẹ bầu tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi “xét nghiệm NIPT có cần thiết không”. Để được tìm hiểu thêm thông tin về xét nghiệm NIPT hoặc có nhu cầu đăng ký thực hiện xét nghiệm NIPT với giá ưu đãi nhất, mời mẹ bầu liên hệ đến Hotline 0943.333.189, các bác sĩ của GENVIET luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng 24/7.

>> Xem thêm:

——————

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM GENVIET – HỆ THỐNG LẤY MÁU MIỄN PHÍ TẠI NHÀ TRÊN TOÀN QUỐC

Hotline: 0943.333.189

Fanpage: fb.com/Trungtamxetnghiemgenviet

Địa chỉ: 401 Xuân Đỉnh, Tây Hồ, Hà Nội

Tin Liên Quan

DMCA.com Protection Status