:

Bật mí 6 món ăn giảm ốm nghén cho mẹ bầu hiệu quả nhất

Bật mí 6 món ăn giảm ốm nghén cho mẹ bầu hiệu quả nhất

Ốm nghén là hiện tượng mà hầu hết phụ nữ mang thai đều trải qua trong 3 tháng đầu thai kỳ. Giai đoạn này khiến mẹ bị những cơn buồn nôn, đau đầu, chóng mặt “hành hạ”. Do đó, việc bỏ túi những mẹo hỗ trợ giảm ốm nghén giúp mẹ bầu có một thai kỳ vui khỏe và đỡ vất vả hơn.

Mẹ bầu bị chóng mặt, buồn nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ

Theo thống kê, khoảng 70% phụ nữ mang thai trải qua giai đoạn ốm nghén. Hầu hết các mẹ bầu sẽ hết ốm nghén khi kết thúc 3 tháng đầu thai kỳ. 

Dưới đây là một số loại thức ăn giảm ốm nghén không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp các mẹ bầu trị chứng ốm nghén hiệu quả.

1. Gừng

Gừng trị ốm nghén hiệu quả

Với đặc tính có vị cay, tính ấm, gừng có tác dụng tán hàn, ôn trung và giải độc. Đồng thời, gừng còn chứa hợp chất gingerol (1) và shogaol (2) giúp trị chứng rối loạn tiêu hóa cũng như kiểm soát các cơn buồn nôn hiệu quả. 

Khi xuất hiện cảm giác buồn nôn, mẹ bầu hãy cắt một lát gừng tươi ngậm trực tiếp trong vài phút.

Ngoài ra có thể pha trà gừng để uống. Có 3 cách làm trà gừng mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay.

– Cách 1: Dùng trà gừng túi lọc (lưu ý nên chọn loại trà có xuất xứ rõ ràng và đảm bảo).

– Cách 2: Giã nhỏ gừng tươi cho vào nước nóng để gừng tiết ra tinh chất, sau đó thêm chút mật ong để uống.

– Cách 3: Ngâm một vài lát gừng tươi cùng ít vỏ quýt thái sợi trong khoảng 15 phút rồi uống.

2. Nước mía gừng

Chữa ốm nghén bằng nước mía gừng

Để giảm tính cay nóng của gừng, mẹ bầu bị ốm nghén có thể kết hợp cùng với nước mía để gia tăng hương vị, dễ uống hơn. Hỗn hợp nước mía hòa cùng nước ép gừng tươi có công dụng giảm nghén rất tốt.

Chuẩn bị: 300g mía tím, 5g gừng tươi. 

Cách làm: mía tím nướng cho nóng, bỏ vỏ ép lấy nước. Gừng giã nhỏ cho vào nước mía quấy đều, chắt lấy nước bỏ bã, chia làm 3 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn 30 phút, uống liên tục từ 3 – 5 ngày.

Lưu ý: Mẹ bầu nên uống đủ lượng theo khuyến cáo để phòng tránh bị tiểu đường thai kỳ.

3. Cháo ý dĩ

chữa ốm nghén bằng cháo ý dĩ
Healthy breakfast of boiled job’s tears porridge in white bowl and spoon with milk on wooden table.

Cháo ý dĩ có vị thanh nhẹ rất dễ ăn, lại giúp mẹ giảm nhanh triệu chứng nghén khó chịu.

Chuẩn bị: 15g ý dĩ, 100g gạo, 100g gừng, 20g đường đỏ. 

Cách làm: Ý dĩ, gạo xay thành bột, gừng giã nhỏ cho vào nồi, thêm nước đun trên lửa nhỏ cho sôi kỹ, đến khi cháo chín nhừ cho đường đỏ vào khuấy đều, cháo sôi lại là được. 

Ăn nóng, ngày 2 lần lúc đói. Bà bầu bị nghén nặng ăn liên tục 3 ngày.

4. Quả me

chữa ốm nghén bằng quả me

Trái me có vị chua ngọt giàu vitamin C, B tăng sức đề kháng. Ngoài ra, nước me còn chứa khoảng 14% tartaric axit giúp kích thích vị giác, giảm tình trạng kém ăn, mệt mỏi khi buồn nôn, ốm nghén lúc mang thai. Bên cạnh đó, nước me còn bù nước, điện giải, thanh nhiệt, tăng cường tiêu hóa.

Mẹ có thể chế biến quả me thành món ăn hoặc thức uống tùy khẩu vị của mình. Dưới đây là một số gợi ý chế biến quả me giúp điều trị ốm nghén hiệu quả:

– Nước me: Đun sôi hỗn hợp me chín (300g) với 300ml nước trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 200ml thì tắt bếp, để nguội lọc lấy nước, cho thêm đường vào khuấy đều. Khi uống chia 3 lần/ngày.

– Canh me nấu cá: Canh nên ăn lúc ấm nóng, ăn vào lúc đói ngày 1 lần trong liên tiếp 3 ngày. Vị chua của me rất dễ ăn, khử vị tanh của cá sẽ không khiến mẹ bị nôn nghén.

5. Quả cam/chanh/quất

Cam, chanh hoặc quất (trái tắc) là nhóm quả rất giàu vitamin C và mọng nước, giúp cơ thể mẹ bầu phân giải và hấp thụ sắt từ thực phẩm tốt hơn. Hơn nữa, vị chua ngọt cùng mùi thơm dễ chịu của các loại quả này cũng giúp mẹ bầu đối phó tốt hơn với những cơn buồn nôn do ốm nghén. Mẹ có thể ăn trực tiếp cam tươi hoặc uống nước ép từ 1 – 2 ly mỗi ngày. 

Đối với chanh hoặc quất mẹ có thể kết hợp ngâm với mật ong hoặc pha trà. Mùi thơm của chanh, quất kết hợp với mật ong có tác dụng kháng khuẩn, tránh các tình trạng nhiễm trùng dẫn đến buồn nôn.

6. Chuối

Nếu mẹ thắc mắc nghén nên ăn gì thì không thể bỏ qua loại quả vô cùng giàu vitamin là chuối. Ăn chuối giúp thai phụ bổ sung lượng lớn vitamin B6, vitamin C, kali và chất xơ giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa hiệu quả chứng buồn nôn, chán ăn, táo bón trong thai kỳ. Thực tế vitamin B6 cũng được sử dụng như vitamin bổ sung để giảm cơn buồn nôn do thai nghén.

Ngoài ra mẹ bầu có thể sử dụng thêm trái cây, rau củ quả để ép nước uống cũng là một cách giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn. Các loại nước trái cây từ cam, quýt, bưởi, củ cải… được khuyến khích sử dụng trong giai đoạn này.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Một số lưu ý giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng ốm nghén:

– Chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá no cùng một lúc.

– Ăn đầy đủ dinh dưỡng, nên ưu tiên những món ăn dễ tiêu, mùi vị thanh nhẹ. Tiêu thụ nhiều rau xanh, hoa quả, các loại sữa, đậu.

– Kiêng các thực phẩm cay nóng, rượu, mỡ động vật, các món ăn nhiều gia vị đậm, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,…

– Tập thể dục hoặc vận động nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ

– Nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất.

– Không nằm ngay sau khi ăn: Một số người có nhiều khả năng bị trào ngược hoặc buồn nôn nếu nằm xuống trong vòng 30 đến 60 phút sau bữa ăn.

– Hạn chế vừa ăn vừa uống trong bữa ăn vì nhanh tạo cảm giác no, gây cảm giác buồn nôn.

Ốm nghén trong thai kỳ không phải là bệnh lý, do đó mẹ bầu không cần quá lo lắng. Chỉ khi các triệu chứng trở nên nặng nề như nôn mửa không ngừng, mất nước, hoặc sụt cân đột ngột, mẹ bầu nên thăm bác sĩ sớm để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.

———

GENVIET

Hệ thống: lấy máu miễn phí tại nhà trên toàn quốc

Hotline: 0943 333 189

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: 401 Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Lê Văn Hiến, Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
  • Cơ sở 3: Cạnh Bệnh viện nhi đồng 1, Phường 15, Quận 10, Hồ Chí Minh

Tin Liên Quan

DMCA.com Protection Status