XÉT NGHIỆM NIPT ĐỂ LÀM GÌ? CÓ CẦN THIẾT KHÔNG?
Ngay từ tuần thai thứ 9, thai phụ có thể thực hiện xét nghiệm NIPT để kiểm tra sức khỏe cho em bé của mình. Đây là xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn trước sinh quan trọng được nhiều người quan tâm tìm hiểu kỹ càng. Do đó, xét nghiệm NIPT để làm gì? Có cần thiết phải làm xét nghiệm NIPT không? Đây là những thắc mắc thường xuyên của các mẹ bầu và gia đình, Hãy cùng GENVIET tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Xét nghiệm NIPT để làm gì?
Xét nghiệm NIPT để làm gì
Xét nghiệm NIPT là viết tắt của Non-Invasive Prenatal Testing, nghĩa là xét nghiệm tiền sản không xâm lấn. Đây là một phương pháp sàng lọc được thực hiện trong thời kỳ mang thai để đánh giá nguy cơ liệu thai nhi có mang các rối loạn nhiễm sắc thể như hội chứng Down, hội chứng Edwards và hội chứng Patau… hay không. Ngoài ra, xét nghiệm NIPT cũng có thể xác định giới tính của thai nhi với độ chính xác lên tới 99.8%.
Hiện nay, NIPT đã và đang dần trở thành phương pháp thay thế một số xét nghiệm sàng lọc truyền thống như Double Test, Triple Test. NIPT không kiểm tra tất cả các rối loạn bẩm sinh mà sàng lọc các bất thường về số lượng hoặc cấu trúc nhiễm sắc thể của cơ thể. Các bất thường này là nguyên nhân gây ra các hội chứng dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, bao gồm:
- Hội chứng Down (Tam nhiễm sắc thể 21)
- Hội chứng Edwards (Tam nhiễm sắc thể 18)
- Hội chứng Patau (Tam nhiễm sắc thể 13)
- Rối loạn ảnh hưởng đến nhiễm sắc thể giới tính (X và Y): hội chứng Turner, hội chứng Klinefelter, hội chứng Triple X và hội chứng XYY.
- Hội chứng do vi/mất lặp đoạn:
Qua việc phân tích mẫu máu của thai phụ, xét nghiệm NIPT có thể cung cấp thông tin quan trọng về nguy cơ của thai nhi mang các bất thường gen này. Kết quả của xét nghiệm NIPT là thông tin quan trọng giúp bác sĩ và gia đình hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của thai nhi và có thể đưa ra các quyết định quan trọng về chăm sóc thai kỳ, cũng như lựa chọn phương pháp chẩn đoán hoặc can thiệp nếu cần thiết.
2. Xét nghiệm NIPT có chính xác không?
So với 2 phương pháp sàng lọc sơ sinh truyền thống (Double Test, Triple Test) thì xét nghiệm NIPT có độ chính xác cao hơn hẳn (>99%). Tỷ lệ chính xác của xét nghiệm NIPT được ghi nhận cao nhất đối với hội chứng Down (Trisomy 21) đạt 99.99%. Đối với các bất thường khác, NIPT sẽ có độ chính xác thấp hơn một chút. Nhìn chung, xét nghiệm NIPT tạo ra ít kết quả dương tính giả hơn so với các sàng lọc trước sinh khác.
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của xét nghiệm NIPT bao gồm mang đa thai, mang thai hộ hoặc béo phì, bệnh nền của mẹ…
3. Mẹ bầu có cần thiết làm xét nghiệm NIPT không?
Mẹ bầu có cần thiết làm xét nghiệm NIPT không
Trẻ mắc dị tật bẩm sinh thường không thể phát triển bình thường như bạn bè cùng lứa tuổi, đối mặt với nhiều khó khăn và hạn chế trong cuộc sống hàng ngày. Điều này không chỉ khiến trẻ mắc bệnh bị thiệt thòi mà còn là gánh nặng đối với gia đình và cả xã hội.
Do đó, việc tiến hành sàng lọc dị tật thai nhi là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sự an tâm cho mẹ bầu về sức khỏe và phát triển của con. Trong những trường hợp thai có nguy cơ cao mắc dị tật, bác sĩ thường đề xuất các phác đồ theo dõi, can thiệp sớm hoặc lên kế hoạch cho sự hỗ trợ y tế khi trẻ ra đời, hoặc cả kế hoạch điều trị sau sinh.
Mặc dù NIPT không phải là xét nghiệm bắt buộc, nhưng các bác sĩ sản khoa đều khuyến khích tất cả các mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm này. Lý do là bởi NIPT là phương pháp có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn những phương pháp sàng lọc khác, cụ thể như sau:
– Tỷ lệ chính xác cao, lên đến 99%: Đây là tỷ lệ vượt trội hơn hẳn Double Test và Triple Test.
– Thời gian thực hiện từ sớm: So với các phương pháp xét nghiệm khác, NIPT có thể thực hiện từ giai đoạn sớm của thai kỳ, ngay từ tuần thứ 9. Việc phát hiện dị tật thai nhi ở giai đoạn này là rất quan trọng để có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
– Sàng lọc được nhiều dị tật thai nhi
– Dễ thực hiện và đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi
– Kết quả xét nghiệm NIPT còn có tác dụng hạn chế những trường hợp sinh thiết gai nhau và chọc ối không cần thiết.
4. Những trường hợp mẹ bầu cần làm xét nghiệm NIPT
Sàng lọc dị tật thai nhi là một vấn đề mà tất cả các bà mẹ đều cần quan tâm. Trong số các phương pháp sàng lọc, xét nghiệm NIPT nổi bật với nhiều ưu điểm, giúp phát hiện dị tật thai nhi một cách sớm và chính xác. Do đó, việc thực hiện xét nghiệm này được khuyến khích cho tất cả các bà mẹ. Đặc biệt là những mẹ bầu mang những yếu tố rủi ro sau đây:
- Mang thai sau 35 tuổi
- Tiền sử cá nhân hoặc gia đình sinh con bị bất thường nhiễm sắc thể
- Làm thụ tinh nhân tạo, mang đa thai
- Tiền sử sảy thai, sinh non không rõ nguyên nhân, sinh con bị dị tật
- Kết quả xét nghiệm trước sinh như Double test và Triple test bất thường
- Làm việc hoặc sinh sống trong môi trường độc hại, ô nhiễm…
5. Một số lưu ý khi làm xét nghiệm NIPT
Một số lưu ý khi làm xét nghiệm NIPT
Xét nghiệm NIPT là một công cụ sàng lọc trước sinh đáng tin cậy, giúp đánh giá nguy cơ mắc các rối loạn nhiễm sắc thể ở thai nhi. Dưới đây là một số lưu ý các mẹ bầu nên nắm được về xét nghiệm này, bao gồm:
– Xét nghiệm NIPT sàng lọc được giới tính của thai nhi, do đó, mẹ bầu có thể biết được mình đang mang thai bé trai hay bé gái.
– NIPT không phải là xét nghiệm chẩn đoán nên chỉ cho biết nguy cơ mắc bệnh của thai nhi là cao hay thấp.
– Khi nhận được kết quả của xét nghiệm NIPT, có thể cần phải xem xét các xét nghiệm chẩn đoán bổ sung như chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau.
– Xét nghiệm NIPT chỉ sử dụng mẫu máu của mẹ nên rất an toàn và không mang lại rủi ro cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
– Chi phí thực hiện xét nghiệm NIPT dao động từ 3 – 10 triệu đồng, phụ thuộc vào địa điểm mẹ thực hiện xét nghiệm cũng như gói dịch vụ được lựa chọn. Hiện tại, xét nghiệm NIPT không được hưởng bảo hiểm y tế.
– Để đảm bảo kết quả chính xác, cần chọn một địa chỉ thực hiện xét nghiệm NIPT có uy tín và trang bị đầy đủ các trang thiết bị máy móc cần thiết.
6. Dịch vụ xét nghiệm NIPT tại GENVIET uy tín, nhanh chóng
Xét nghiệm NIPT đã và đang được rất nhiều bà bầu lựa chọn trong quá trình chăm sóc sức khỏe thai kỳ của mình. Do có nhiều ưu điểm vượt trội, quá trình thực hiện của xét nghiệm NIPT cũng yêu cầu máy móc giải trình tự gen, kỹ thuật phức tạp hơn rất nhiều. Theo đó là chi phí xét nghiệm cũng tương đối cao so với các phương pháp truyền thống như Double Test hay Triple Test.
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác cũng như rút ngắn thời gian chờ đợi nhận kết quả, mẹ bầu nên tìm đến các cơ sở xét nghiệm uy tín. Trong đó, trung tâm xét nghiệm GENVIET hội tụ các yếu tố giúp mọi người yên tâm tin tưởng lựa chọn dịch vụ xét nghiệm NIPT tại đây, cụ thể là:
- GENVIET quy tụ đội ngũ các chuyên gia, y bác sĩ hàng đầu có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản khoa và Di truyền học giúp đưa ra những chỉ định chẩn đoán và tư vấn tối ưu nhất, hiệu quả nhất để cùng đồng hành với mẹ bầu trong suốt giai đoạn mang thai;
- Cung cấp đa dạng các gói xét nghiệm với chi phí hợp lý, phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế của các mẹ bầu;
- Hệ thống trang thiết bị, máy móc được GENVIET đầu tư đồng bộ, nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế. Từ đó giúp đảm bảo đưa đến tay khách hàng những kết quả xét nghiệm chính xác, nhanh chóng;
- Thông tin đăng ký xét nghiệm và giấy tờ bảo hiểm rõ ràng với mức bồi thường lên tới hàng tỷ đồng.
- Với hệ thống 3 chi nhánh trải dài từ bắc vào nam, cùng đội ngũ kỹ thuật viên lấy mẫu tại nhà trên toàn quốc sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.
Trên đây là những thông tin về xét nghiệm NIPT. Hy vọng với thông tin mà GENVIET chia sẻ giúp bạn giải đáp được thắc mắc xét nghiệm NIPT để làm gì? Có cần thiết không? Mẹ bầu hãy nhớ làm xét nghiệm sàng trước sinh NIPT tại GENVIET ngay từ tuần thứ 9 để bảo vệ cho mẹ và bé nhé!
——————
TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM GENVIET – HỆ THỐNG LẤY MÁU MIỄN PHÍ TẠI NHÀ TRÊN TOÀN QUỐC
Hotline: 0943.333.189
Fanpage: fb.com/Sanglocditattruocsinh
Địa chỉ: 401 Xuân Đỉnh, Tây Hồ, Hà Nội