:

Khám sàng lọc dị tật thai nhi hết bao nhiêu tiền?

Khám sàng lọc dị tật thai nhi là bước quan trọng để phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn, giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị và can thiệp kịp thời, bảo vệ sức khỏe cho bé. Tuy nhiên, chi phí cho việc khám sàng lọc là vấn đề mà nhiều mẹ bầu quan tâm. Bài viết dưới đây của GENVIET sẽ cung cấp thông tin chi tiết về chi phí khám sàng lọc dị tật thai nhi hết bao nhiêu tiền, giúp mẹ bầu có được lựa chọn phù hợp cho bản thân.

1. Các phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi phổ biến

cac-phuong-phap-kham-sang-loc-di-tat-thai-nhi-pho-bien

Hiện nay có nhiều phương pháp sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật thai nhi, hỗ trợ mẹ bầu có sự chuẩn bị và can thiệp kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho bé. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

1.1. Siêu âm thai

Là phương pháp quan trọng và cần thiết trong thai kỳ, giúp quan sát hình ảnh thai nhi, phát hiện các dị tật thai nhi ở giai đoạn sớm. Mẹ bầu có thể thực hiện nhiều lần trong suốt thai kỳ, từ khi mới mang thai đến lúc sắp sinh. Tuy nhiên có 3 mốc siêu âm quan trọng nhất mà các bác sĩ sản khoa khuyên tất cả thai phụ không nên bỏ qua bao gồm:

– Từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày.

– Từ 18 tuần đến 22 tuần.

– Từ 30 tuần đến 32 tuần.

Đặc biệt ở tuần 11 đến tuần 14, mẹ bầu sẽ được siêu âm đo độ mờ da gáy. Kết quả siêu âm độ mờ da gáy sẽ tiết lộ thai nhi có nguy cơ bị di tật hay không:

– Độ mờ da gáy <2.5 mm: Thai nhi có nguy cơ dị tật thấp.

– Độ mờ da gáy lớn hơn 3 mm trở lên: Thai nhi có nguy cơ bất thường ở nhiễm sắc thể.

Kết quả này thường được kết hợp với các phương pháp sàng lọc trước sinh khác như Double Test hoặc Triple Test để gia tăng tính chính xác và độ tin cậy cho các xét nghiệm này.

1.2. Xét nghiệm sinh hóa Double test, Triple test  

Double test và Triple Test là các xét nghiệm máu thai kỳ phổ biến, giúp sàng lọc dị tật thai nhi cho tất cả phụ nữ mang thai, đặc biệt là những trường hợp mang thai nguy cơ cao. Mỗi phương pháp được thực hiện vào những thời điểm khác nhau:

– Double test: Thực hiện vào tuần thai thứ 11 đến 13, đánh giá nguy cơ thai nhi mắc một trong 3 hội chứng Down, Patau và Edwards.

– Triple test: Thực hiện vào tuần thai thứ 15 đến 20, ngoài hai hội chứng trên, Triple test còn đánh giá nguy cơ thai nhi mắc dị tật ống thần kinh hở.

Cả hai phương pháp đều dựa trên việc xét nghiệm nồng độ một số chất trong máu mẹ do thai nhi tiết ra. Kết quả xét nghiệm sẽ được kết hợp với các yếu tố khác như tuổi mẹ, tiền sử thai sản,… để tính toán nguy cơ thai nhi mắc dị tật.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Double test và Triple Test chỉ là xét nghiệm sàng lọc, không phải xét nghiệm chẩn đoán. Khi có kết quả nguy cơ cao, mẹ bầu cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác hơn như xét nghiệm NIPT, chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau.

2.3. Xét nghiệm NIPT

NIPT (Non-Invasive Prenatal Testing) là phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi hiện đại, hiệu quả cao, không xâm lấn và được đánh giá cao bởi tính an toàn và độ chính xác. Xét nghiệm NIPT sử dụng kỹ thuật phân tích DNA tự do của thai nhi có trong máu mẹ từ những tuần thai đầu tiên, giúp phát hiện các dị tật thai nhi do bất thường số lượng nhiễm sắc thể (NST) mà thai nhi gặp phải.

2.4. Xét nghiệm sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối

Sinh thiết gai nhau và chọc ối là những phương pháp xét nghiệm chẩn đoán dị tật thai nhi xâm lấn, chỉ được thực hiện khi có nghi ngờ cao về dị tật thai nhi và cần xác định chính xác. Các trường hợp thường được chỉ định thực hiện bao gồm:

– Kết quả đo độ mờ da gáy, xét nghiệm Double Test, Triple Test hoặc NIPT có bất thường.

– Có dấu hiệu bất thường trên siêu âm thai.

– Mẹ bầu có tiền sử gia đình mắc các dị tật di truyền.

Quy trình thực hiện:

– Sinh thiết gai nhau: Bác sĩ sẽ sử dụng kim để lấy một mẫu mô nhỏ từ nhau thai qua đường âm đạo hoặc bụng.

– Chọc ối: Bác sĩ sẽ sử dụng kim để lấy một lượng nhỏ nước ối từ buồng ối qua thành bụng của mẹ

Mẫu mô hoặc nước ối thu được sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm để tìm kiếm các bất thường về nhiễm sắc thể hoặc di truyền. Xét nghiệm này đòi hỏi kỹ thuật cao và cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn. Mẹ bầu cần lưu ý sinh thiết gai nhau và chọc ối có thể gây ra một số biến chứng như rách màng ối, nhiễm trùng, sảy thai,… Do đó, mẹ bầu cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

2. Khám sàng lọc dị tật thai nhi hết bao nhiêu tiền?

phuong-phap-kham-sang-loc-di-tat-thai-nhi-het-bao-nhieu-tienChi phí khám sàng lọc dị tật thai nhi hết bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm dị tật thai nhi đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé, giúp phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn và có biện pháp can thiệp kịp thời. Đây là xét nghiệm bắt buộc mà tất cả thai phụ nên thực hiện để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.

Nhiều cha mẹ sẽ quan tâm đến chi phí xét nghiệm dị tật thai nhi. Mức chi phí có thể thay đổi tùy theo phương pháp lựa chọn và cơ sở y tế. Dưới đây là thông tin tham khảo về chi phí cho các phương pháp phổ biến:

– Siêu âm thai: Chi phí cho mỗi lần siêu âm dao động từ 200.000 – 500.000 đồng, tùy thuộc vào cơ sở y tế và loại máy siêu âm. 

– Siêu âm đo độ mờ da gáy 2D: Chi phí cho xét nghiệm này thường dao động từ 150.000đ đến 400.000đ.

– Xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test: Đây là các xét nghiệm sinh hóa được sử dụng để sàng lọc dị tật thai nhi. Chi phí cho các xét nghiệm này thường từ 420.000đ đến 600.000đ. Tuy nhiên cần kết hợp với siêu âm nên tổng chi phí cho hai loại xét nghiệm này hết khoảng 1.000.000đ.

– Xét nghiệm NIPT (Non-Invasive Prenatal Testing): Là phương pháp xét nghiệm hiện đại nhất hiện nay, được thực hiện vào tuần thứ 10 trở lên với độ chính xác cao. Chi phí cho xét nghiệm NIPT dao động từ 2.000.000 – 10.000.000 đồng.

Chi phí xét nghiệm dị tật thai nhi giữa các cơ sở y tế uy tín thường dao động trong một khoảng nhất định và không chênh lệch quá nhiều. Các bậc cha mẹ nên ưu tiên lựa chọn cơ sở y tế có chuyên môn về xét nghiệm, đặc biệt là các trung tâm xét nghiệm tại nguồn uy tín, không qua trung gian để đảm bảo kết quả chính xác và chi phí ưu đãi hơn.

Hiện nay, trung tâm xét nghiệm GENVIET đang diễn ra chương trình ưu đãi xét nghiệm sàng lọc NIPT với mức giá chỉ từ 2.100.000đ. Với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động chuyên môn về xét nghiệm gen di truyền, GENVIET được nhiều khách hàng và đối tác tin tưởng lựa chọn gửi mẫu và xét nghiệm trực tiếp. 

3. Lưu ý khi thực hiện khám sàng lọc dị tật thai nhi

luu-y-khi-kham-sang-loc-di-tat-thai-nhiKhám sàng lọc dị tật thai nhi là việc làm cần thiết giúp phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn, bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân và cân nhắc khả năng tài chính.

Bên cạnh chi phí, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Thời điểm thực hiện: Mỗi phương pháp sàng lọc có thời điểm thực hiện cụ thể. Mẹ bầu nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo kết quả chính xác.

– Độ chính xác: Mức độ chính xác của từng phương pháp khác nhau. NIPT là phương pháp có độ chính xác cao nhất, nhưng chi phí cũng cao hơn.

– Kết quả âm tính: Kết quả âm tính không đồng nghĩa với việc thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh. Mẹ bầu vẫn cần tiếp tục theo dõi thai kỳ định kỳ.

– Kết quả dương tính: Kết quả dương tính cần được xác định lại bằng các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu. Mẹ bầu nên giữ bình tĩnh và tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án phù hợp.

Sức khỏe của mẹ và bé là điều quan trọng nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho mẹ bầu trong việc lựa chọn phương pháp khám sàng lọc dị tật thai nhi phù hợp.

> Xem thêm:

——————

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM GENVIET – HỆ THỐNG LẤY MÁU MIỄN PHÍ TẠI NHÀ TRÊN TOÀN QUỐC

Hotline: 0943.333.189

Fanpage: fb.com/Trungtamxetnghiemgenviet

Địa chỉ: 401 Xuân Đỉnh, Tây Hồ, Hà Nội

Tin Liên Quan

DMCA.com Protection Status