:

Nên bổ sung axit folic hay folate khi mang thai? Sự khác nhau là gì?

Nên bổ sung axit folic hay folate khi mang thai? Sự khác nhau là gì?

Axit folic là dưỡng chất duy nhất được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo tất cả phụ nữ trong độ tuổi mang thai hoặc đang trong thời kỳ mang thai nên bổ sung axit folic để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

1. Sự khác biệt giữa axit folic và folate là gì?

Sự khác nhau giữa axit folic và folate. Bổ sung loại nào thì tốt hơn?

Khi tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng khi mang thai, chắc hẳn các mẹ bầu không còn xa lạ với hai thuật ngữ axit folic và folate. Hai dưỡng chất này đều được ca ngợi có khả năng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi và nên bổ sung đầy đủ trong thai kỳ. Vậy thực tế sự khác nhau giữa hai dưỡng chất này là gì? Mẹ nên bổ sung axit folic hay folate hay cần kết hợp cả hai loại?

Folate là một dạng vitamin B9 hòa tan tự nhiên và được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như bông cải xanh hoặc các loại đậu… Mặc dù có tác dụng tương tự như axit folic, folate dễ bị mất đi trong quá trình nấu nướng do ảnh hưởng của nhiệt và ánh sáng.

Axit folic là phiên bản nhân tạo của vitamin B9 và thường được bổ sung vào thực phẩm hơn do ít bị biến đổi và mất đi khi gặp nhiệt độ cao. Trong nhiều thập kỷ, axit folic đã được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.

2. Tại sao axit folic là dạng vitamin B9 được khuyên nên bổ sung cho bà bầu?

Mẹ bầu nên bổ sung axit folic

Bên cạnh khả năng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh, axit folic còn có thể ngăn ngừa sẩy thai và các loại dị tật bẩm sinh khác. Đồng thời, việc bổ sung đầy đủ axit folic trong thai kỳ cũng bảo vệ mẹ bầu khỏi bị thiếu máu do thiếu folate.

Phụ nữ mang thai nên tiêu thụ 600 microgram axit folic mỗi ngày. Một phần có thể đến từ các bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, vì rất khó để đảm bảo đủ axit folic chỉ qua việc ăn uống, bác sĩ thường khuyến cáo tất cả các bậc cha mẹ nên uống vitamin B9 trước khi chuẩn bị có em bé. Liều lượng cần đảm bảo là 400 microgam axit folic mỗi ngày. Thời gian bắt đầu sử dụng là ít nhất một tháng trước khi mang thai và trong suốt thời gian mang thai. 

Nếu mẹ bầu đã từng có tiền sử sinh con bị khuyết tật ống thần kinh, mẹ có thể cần phải bổ sung nhiều axit folic hơn lượng khuyến cáo. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến  bác sĩ về liều lượng chính xác và tần suất sử dụng sao cho phù hợp nhất đối với trường hợp này.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thai phụ nên bổ sung axit folic khi mang thai. Đây là chất bổ sung duy nhất được nghiên cứu và chứng minh có thể dùng để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh đối với em bé trong bụng mẹ.

Mặc dù Folate và axit folic có tác dụng rất giống nhau nhưng do tính không ổn định với nhiệt của Folate nên phần lớn nó chỉ được khuyến khích bổ sung thêm vào các bữa ăn hằng ngày của thai phụ.

3. Các nguồn thực phẩm giàu axit folic và folate

Axit folic

Axit folic có nhiều trong các loại  rau sẫm màu như bông cải xanh, rau bina, cải xanh, các loại đậu và ngũ cốc, gan, thịt gà, và một số trái cây như cam, bưởi… Ngoài ra các nhà sản xuất thường thêm axit folic vào trong các loại thực phẩm như sữa, ngũ cốc, bánh mì, nguyên liệu làm bánh…

Đặc biệt, axit folic thường được chiết xuất dưới dạng các thực phẩm bổ sung như viên uống hoặc dung dịch. Hàm lượng axit folic rất cao thường chứa 400 đến 1.000 microgam (mcg) axit folic. 

Mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tự ý mua các loại thực phẩm bổ sung axit folic về uống vì có thể bị dư thừa hoặc thiếu hụt liều lượng cần thiết.

Folate

Folate có chứa trong nhiều loại thực phẩm. Một số thực phẩm giàu folate như:

  • Gan bò
  • Rau bina (rau chân vịt)
  • Đậu trắng
  • Ngũ cốc
  • Măng tây

Các loại rau xanh đậm, trái cây, các loại hạt, hải sản, trứng, các sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm, nước cam và ngũ cốc đều chứa folate. Chế độ ăn uống đa dạng với các thực phẩm giàu folate sẽ giúp duy trì sự cân bằng các chất dinh dưỡng.

4. Tác dụng phụ khi bổ sung axit folic

Trong khi folate hoàn toàn không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào đối với cơ thể thì axit folic nếu dùng với liều lượng cao có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như buồn nôn, ăn mất ngon, cáu gắt, rối loạn giấc ngủ,… Những người có tiền sử dị ứng có thể có phản ứng với việc bổ sung axit folic bao gồm: phát ban da, ngứa, khó thở,…

Lượng axit folic dư thừa sẽ được đào thải qua nước tiểu. Cho đến nay chưa có ghi nhận trường hợp thai phụ nào gặp biến chứng nguy hiểm khi sử dụng axit folic. Đối với việc bổ sung axit folic qua đường uống với liều thích hợp, axit folic sẽ an toàn cho cơ thể. Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng khi sử dụng axit folic bổ sung cho thai kỳ.

Nhìn chung folate và axit folic đều là các dạng vitamin B9 có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Đặc biệt đối với phụ nữ có thai, nhu cầu axit folic sẽ cao hơn rất nhiều. Do đó, cha mẹ có kế hoạch mang thai nên sử dụng axit folic trước và trong quá trình mang thai đầy đủ.

Có thể bạn quan tâm:

———

GENVIET

Hệ thống: lấy máu miễn phí tại nhà trên toàn quốc

Hotline: 0943 333 189

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: 401 Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Lê Văn Hiến, Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
  • Cơ sở 3: Cạnh Bệnh viện nhi đồng 1, Phường 15, Quận 10, Hồ Chí Minh

Tin Liên Quan

DMCA.com Protection Status