:

Top 11 thực phẩm mẹ bầu không nên ăn khi mang thai

Top 11 thực phẩm mẹ bầu không nên ăn khi mang thai

Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm khuẩn listeria cao gấp 10 lần so với người bình thường. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm và các biến chứng thai kỳ nguy hiểm ở mẹ bầu. Qua nghiên cứu thực nghiệm, các nhà khoa học đã phát hiện ra một số thực phẩm mẹ bầu không nên ăn trong thời gian bầu bí. Vậy các mẹ hãy cùng GENVIET tìm hiểu những thực phẩm cần kiêng kị khi mang thai là gì nhé!

1. Tại sao phụ nữ mang thai nên chú ý việc ăn uống?

Photo woman writing shopping list on kitchen

Khi mang thai, hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều. Cơ thể mẹ có những thay đổi về nội tiết trong thai kỳ để tập trung nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Do đó, các yếu tố bên ngoài như thời tiết, môi trường sống cũng như chế độ ăn uống nếu không được chăm sóc tốt dễ khiến thai phụ là đối tượng để virus và vi khuẩn tấn công.

Một số loại thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng nguy hiểm như Listeria, Toxoplasma gondii, Salmonella, Staphylococcus aureus, Campylobacter và E. coli. Nhóm vi khuẩn này khiến thai phụ bị biến chứng nặng gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Thông qua nhau thai, bệnh lây truyền sang thai nhi gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não sau sinh từ 1 đến 4 tuần.

Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, em bé trong bụng cũng dễ bị tổn thương bởi các chất trong thực phẩm và đồ uống. Ví dụ, rượu và thủy ngân có thể gây tổn hại lâu dài cho trẻ sơ sinh bị phơi nhiễm trong bụng mẹ.

Tuy nhiên thai phụ cũng không nên quá lo lắng vì các nhà khoa học đã nghiên cứu và thống kê được danh sách các thực phẩm nên tránh khi mang thai. Mẹ chỉ cần lưu ý không ăn chúng để đảm bảo thai kỳ an toàn và khỏe mạnh nhé.

2. Danh sách các thực phẩm mẹ bầu không nên ăn

2.1. Đồ sống hoặc chưa nấu chín

Trong thịt, hải sản sống hoặc chưa nấu chín có nguy cơ cao chứa ký sinh trùng Toxoplasma. Loại ký sinh trùng này có thể lây nhiễm sang thai nhi và gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. 

Bên cạnh đó, thực phẩm tươi sống cũng có thể chứa các vi khuẩn khác gây ngộ độc thực phẩm, bao gồm E. coli , Salmonella và Campylobacter. Các loại vi khuẩn này chỉ bị tiêu diệt khi được nấu chín. Vì vậy, bà bầu không nên ăn các loại thịt cá đang còn sống hoặc tái chín ví dụ như cá sống hoặc áp chảo, sushi, hàu sống, thịt xông khói…

2.2. Trứng sống

Trứng sống hoặc nấu chưa chín có thể mang các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella gây ngộ độc thực phẩm. Nếu mẹ bầu bị bệnh do vi khuẩn Salmonella có thể có các triệu chứng như sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy và mất nước. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh diễn tiến nặng có thể gây sinh non hoặc sảy thai.

mẹ bầu không nên ăn trứng sống

Khi mang thai, mẹ lưu ý nấu chín trứng cho đến khi lòng đỏ đanh lại và đảm bảo nấu các món ăn có trứng như bánh pudding ở nhiệt độ trên 70 độ C.

2.3. Thịt nguội và salad chế biến sẵn

Các loại thực phẩm chế biến sẵn và thịt nguội có nhiều ưu điểm như tiết kiệm thời gian chế biến, ngon miệng, dễ sử dụng. Tuy nhiên thai phụ không nên ăn các thực phẩm này trong thai kỳ.

Thịt nguội được biết là có chứa vi khuẩn listeria, có thể gây sẩy thai, nhiễm trùng hoặc nhiễm độc máu, đe dọa tính mạng cả mẹ và thai nhi. Nếu mẹ vẫn muốn ăn thịt nguội, hãy nhớ hâm nóng thịt cho đến khi chín.

2.4. Cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao

Cá là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào bao gồm protein, axit béo omega-3 cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển trí não và sức khỏe toàn diện của bé. Trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến nghị phụ nữ mang thai nên ăn từ 224-336gam cá/hải sản mỗi tuần.

mẹ bầu không nên ăn cá "ngậm" nhiều thủy ngân

Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng tốt cho sức khỏe. Một số loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Thai nhi nhạy cảm nhất với tác động của thủy ngân, đặc biệt là trong tháng thứ ba và thứ tư của thai kỳ. Việc tích tụ thủy ngân có thể gây hại cho hệ thần kinh đang phát triển của bé. Những loại cá nên tránh ăn khi mang thai bao gồm: cá minh thái, cá hồi, cá rô phi, cá cơm, cá trích, cá tuyết…

2.5. Thịt nội tạng

Các loại thịt nội tạng như gan, tim, lòng, dạ dày… của động vật là một trong những thực phẩm phổ biến ở nước ta. Đây là nhóm thực phẩm giàu chất sắt, vitamin B12, vitamin A, đồng… Tuy nhiên, ăn quá nhiều nội tạng có thể gây ngộ độc vitamin A và dư thừa đồng. Từ đó dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi và nhiễm độc gan ở mẹ. Do đó, các bác sĩ khuyên thai phụ không nên ăn nội tạng nhiều hơn một lần một tuần trong thời kỳ mang thai..

2.6. Rau mầm

Rau mầm hoặc giá đỗ được đánh giá rất tốt cho sức khỏe, nhưng khi mang thai mẹ bầu không nên ăn nếu chưa được nấu chín kỹ. 

Rau mầm được trồng trong điều kiện ấm và ẩm ướt, cũng là điều kiện lý tưởng cho một số vi khuẩn phát triển, bao gồm Listeria, Salmonella và E. coli. Bệnh listeriosis có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, sinh non và nhiễm trùng đe dọa tính mạng ở trẻ sơ sinh. Salmonella và E. coli có thể gây bệnh nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong. 

Để thận trọng, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai hạn chế ăn trực tiếp rau mầm sống. Ngay cả giá đỗ hay rau mầm gia đình tự ủ hoặc tự trồng cũng không an toàn khi ăn sống vì các thực phẩm này có thể bị nhiễm vi khuẩn mà mắt thường không phân biệt được. Vì vậy giá sống hay rau mầm là thực phẩm mà phụ nữ có bầu không nên ăn.

2.7. Nước uống bị ô nhiễm

Khi mang thai, phụ nữ cần uống đủ nước để hỗ trợ tiêu hóa và giúp hình thành nước ối xung quanh thai nhi. Nước còn giúp các chất dinh dưỡng lưu thông trong cơ thể và giúp thải chất thải ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, một trong những nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe của phụ nữ mang thai và em bé trong bụng là việc uống nguồn nước bị ô nhiễm. Phụ nữ có thai sử dụng nguồn nước ôi nhiễm có thể gây hại đến thai nhi, trẻ sinh ra có thể nhẹ cân hoặc sinh non.

2.8. Rau củ quả chưa được rửa sạch

mẹ bầu nên ăn rau củ quả đã được rửa sạch

Mẹ bầu không nên ăn các loại rau của quả chưa được làm sạch vì trong rau củ không sạch có thể mang nguy cơ nhiễm Toxoplasma, Norovirus, Virus viêm gan A và Listeria monocytogenes. Vì vậy, mẹ bầu hãy lưu ý:

  • Đảm bảo rửa kỹ rau củ quả dưới vòi nước chảy trước khi sử dụng. 
  • Bảo quản trái cây và rau củ quả cắt sẵn trong tủ lạnh hoặc trên ngăn đá, 
  • Không ăn trái cây hoặc rau quả bị dập nát, vì vết dập nát rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
  • Các loại rau củ quả đã được rửa sạch cần tránh để chung với rau, củ, quả chưa được rửa, và các sản phẩm động vật sống, bề mặt bị bẩn…

2.9. Đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn là điều cấm kỵ khi mang thai vì cồn có thể trực tiếp đi qua nhau thai ảnh hưởng tới thai nhi. Trẻ có thể mắc phải hội chứng rượu bào thai (FAS) gây khuyết tật về thể chất, hành vi và trí tuệ suốt đời.

Do đó, rượu bia luôn được các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng đối với phụ nữ mang thai. Và không có bất cứ ngưỡng an toàn nào về việc sử dụng rượu bia trong thai kỳ.

2.10. Một số loại trái cây và nước ép (đu đủ xanh, dứa, nhãn,…)

Một số loại nước ép, trái cây thai phụ nên tránh sử dụng khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ như đu đủ xanh, dứa…

Trong đu đủ xanh có chứa nhiều mủ cao su làm thúc đẩy những cơn gò tử cung sớm và có thể gây sảy thai. Đồng thời, đu đủ xanh còn chứa enzyme papain và chymopapain. Hai loại enzym này phá vỡ protein, kích thích tử cung gây chuyển dạ sớm. Vì vậy mẹ bầu không nên ăn đu đủ xanh hoặc sinh tố đu đủ có chứa hạt đu đủ.

Dứa thường được sử dụng để ép nước hay dùng trong các món ăn, tuy nhiên loại trái cây này lại không phù hợp với phụ nữ mang thai. Dứa có chứa bromelain, một loại enzyme phân hủy protein. Một trong những tác dụng phụ của bromelain là có thể làm mềm cổ tử cung dẫn đến chuyển dạ sớm.

2.11. Caffeine

Caffeine có thể đi qua nhau thai đến em bé. Nếu thai phụ uống quá nhiều caffeine sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ như suy dinh dưỡng, chậm phát triển hoặc thậm chí gây sinh non. Caffeine được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm và đồ uống như cà phê, trà, cô ca, nước tăng lực, socola… do đó thai phụ nên chú ý điều hòa liều lượng các nhóm thực phẩm này.

Có thể bạn quan tâm:

3. Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu

– Ăn đa dạng nhóm chất và đủ lượng thức ăn: không nên chỉ ăn một vài loại thức ăn vì có thể gây thiếu dinh dưỡng cho bạn và thai nhi.

– Ăn nhạt, ít muối và ít đường: việc ăn quá nhiều muối sẽ dẫn đến nguy cơ hội chứng tăng huyết áp trong thai kỳ hay phù. Trong khi đó, ăn nhiều đường dẫn đến nguy cơ đái tháo đường thai kỳ.

– Ăn nhiều trái cây, rau củ: các loại rau củ sạch có thể ăn mỗi ngày để tránh táo bón. Mẹ bầu cũng nên ăn trái cây tuy nhiên hạn chế những loại quá ngọt.

– Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu. Đặc biệt là axit folic hay vitamin B9 để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

– Không dùng đồ uống có cồn, các chất kích thích.

– Hạn chế ăn các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, tỏi.

———

GENVIET

Hệ thống: lấy máu miễn phí tại nhà trên toàn quốc

Hotline: 0943 333 189

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: 401 Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Lê Văn Hiến, Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
  • Cơ sở 3: Cạnh Bệnh viện nhi đồng 1, Phường 15, Quận 10, Hồ Chí Minh

Tin Liên Quan

DMCA.com Protection Status