Các xét nghiệm cần làm khi mang thai
Mẹ bầu khi mang thai cần làm nhiều loại xét nghiệm để có thể theo dõi tình trạng của mình và bé. Vậy các xét nghiệm cần làm khi mang thai là gì? Mẹ hãy cùng GENVIET theo dõi bài viết chi tiết dưới đây để có câu trả lời nhé!
1. Tầm quan trọng của các xét nghiệm cần làm khi mang thai
Mang thai 9 tháng 10 ngày là hành trình kỳ diệu của bất cứ mẹ bầu nào, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những lo lắng vì những tác động dù là nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng tới thai kỳ của mẹ. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả hai mẹ con trước khi em bé chào đời, các bác sĩ khuyến cáo tất cả các mẹ bầu nên khám thai thường xuyên và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần làm khi mang thai.
Các xét nghiệm này có thể kiểm tra và phát hiện một số tình trạng sức khỏe đáng báo động của mẹ và em bé như thiếu máu, tiểu đường, dị tật bẩm sinh, bệnh truyền nhiễm,… Bên cạnh đó, các xét nghiệm cũng cung cấp các thông tin cần thiết về nhóm máu của mẹ để dự phòng khi sinh nở cần phải truyền máu.
Việc kiểm tra và tầm soát các bất thường trong thai kỳ giúp bác sĩ đưa ra tư vấn và phương hướng điều trị kịp thời đối với từng tình trạng bệnh lý. Nếu như là tình trạng nhẹ sẽ không có vấn đề gì, còn nếu như xảy ra tác động tiêu cực và không phát hiện sớm để điều trị kịp thời, sẽ có thể ảnh hưởng đến tương lai sau này của một đứa trẻ.
2. Các xét nghiệm cần làm khi mang thai
Trong quá trình mang thai, các loại xét nghiệm mà mẹ bầu cần thực hiện đó là: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi,… Đây là những loại xét nghiệm rất quan trọng và mẹ bầu bắt buộc phải thực hiện.
Hầu hết các xét nghiệm sẽ cần thực hiện vào một vài mốc thời gian xác định trong thai kỳ thì mới có thể giúp mẹ theo dõi thai kỳ được tốt nhất. Do đó, nếu như mẹ bỏ lỡ mốc tuần thai quan trọng và không thực hiện thì sẽ vô cùng nguy hiểm.
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
Mặc dù là xét nghiệm quan trọng nhưng xét nghiệm máu thường bị nhiều thai phụ bỏ qua. Bởi vì, nhiều mẹ nghĩ rằng nếu như quá trình diễn ra thuận lợi và mẹ không mắc phải bệnh lý nguy hiểm thì đó chỉ là một loại giấy tờ cần có trong thủ tục. Tuy nhiên, đây lại là nhận định sai lầm, thậm chí trong một số trường hợp nguy cấp, các thông tin trong xét nghiệm máu sẽ cực kỳ cần thiết.
Xét nghiệm máu sẽ xác định nhóm máu, yếu tố RH trong máu mẹ, kiểm tra mẹ có bị nhiễm virus như HIV, virus viêm gan hay không. Đặc biệt khi mẹ bầu rơi vào tình trạng nguy kịch thì có thể nhanh chóng được truyền máu do đã xác định được nhóm máu của mẹ trước đó. Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng giúp bác sĩ nhanh chóng phát hiện ra bất thường của mẹ như là sự thiếu hụt hàm lượng sắt trong cơ thể. Khi được phát hiện sớm, mẹ có thể nhanh chóng bổ sung được kịp thời.
Xét nghiệm nhóm máu ABO, Rh
Xét nghiệm nhóm máu là một trong những xét nghiệm khi mang thai quan trọng, giúp mẹ bầu và các bác sĩ sẽ theo dõi được yếu tố Rh trong máu của bạn. Rh là một protein có thể có trên bề mặt hồng cầu. Hầu hết mọi người đều có yếu tố Rh hay Rh dương tính. Những người khác không có yếu tố Rh là Rh âm tính.
Trong trường hợp thai nhi là Rh dương tính và cơ thể người mẹ là Rh âm tính thì cơ thể mẹ vẫn có thể tạo ra các kháng thể chống lại yếu tố Rh. Những kháng thể này có thể làm hỏng tế bào hồng cầu của thai nhi. Xét nghiệm yếu tố máu RH là vô cùng quan trọng, giúp mẹ bầu có thể tầm soát được nguy cơ sinh non hoặc sảy thai do bất đồng yếu tố máu.
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu thường được tiến hành trước tuần 12 của thai kỳ nhằm phát hiện sớm những bệnh lý nguy hiểm như: nhiễm trùng đường tiết niệu dễ dẫn đến tiền sản giật, các bệnh lý liên quan đến đường tình dục,… Khi thai phụ mắc những bệnh lý này thì đứa con sinh ra sẽ có những dị tật như khiếm khuyết ống thần kinh, nứt đốt sống, dị tật ở tim, thận, thai lớn gây đẻ khó, làm trẻ khi sinh ra bị suy hô hấp, viêm phế quản.
Vì vậy, thông qua kết quả xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ sẽ có thể can thiệp kịp thời các bệnh lý nếu có để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được khuyến cáo thực hiện cho tất cả thai phụ trong giai đoạn tuần thai thứ 24 đến 28. Bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì không chỉ dẫn tới nguy cơ thai to mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như là: mất ổn định đường huyết, tiền sản giật, thậm chí có thể dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
Xét nghiệm bệnh lây truyền
Một số căn bệnh lây truyền có thể gây nhiễm trùng và biến chứng dị tật nguy hiểm cho thai nhi như bệnh Rubella, viêm gan siêu vi B, C; bệnh lây truyền qua đường tình dục (giang mai, HIV); bệnh CMV, liên cầu khuẩn GBS… cần được phát hiện và can thiệp kịp thời để giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực tới thai kỳ.
Xét nghiệm nội tiết tố
Xét nghiệm nội tiết tố gồm FSH, LH, E2, Prolactin, Progesterone, Testosterone,… Ngoài chức năng đánh giá nội tiết tố của buồng trường, còn được chỉ định trong trường hợp chẩn đoán và điều trị hiếm muộn như vô kinh, kinh nguyệt không đều, phụ nữ trên 35 tuổi, làm thụ tinh trong ống nghiệm,… Khi mang thai, mẹ bầu có thể được chỉ cần thiết phải làm xét nghiệm nội tiết khi có dấu hiệu dọa sảy thai, thai phát triển không tốt khi thai dưới 16 tuần tuổi.
Xét nghiệm Beta-hCG: Được thực hiện ngay khi phụ nữ có dấu hiệu chậm kinh để chẩn đoán chắc chắn có thai hay không. Ngoài ra Xét nghiệm này dùng để theo dõi sự phát triển của thai như: thai kém phát triển, thai lưu, thai chửa ngoài tử cung. Ngoài ra, xét nghiệm HCG cũng góp phần kiểm tra dị tật của thai nhi. Nếu có nguy cơ cao, thai phụ sẽ phải làm tiếp xét nghiệm chọc dò ối để khẳng định kết quả.
Xét nghiệm tầm soát trước sinh
Hiện nay có 3 phương pháp xét nghiệm tầm soát trước sinh phổ biến bao gồm: Double Test, Triple Test và xét nghiệm không xâm lấn NIPT.
– Double Test: thực hiện từ tuần 11 đến tuần 13 của thai kỳ. Xét nghiệm này kiểm tra định lượng các chất có trong máu người mẹ do nhau thai tiết ra, là β-hCG tự do và PAPP-A. Từ đó, giúp phát hiện các bệnh liên quan đến các bất thường của nhiễm sắc thể như hội chứng Down (Trisomy 21), hội chứng Edwards (Trisomy 18) và hội chứng Patau (Trisomy 13). Nếu như, bác sĩ nghi ngờ mẹ có nguy cơ cao sẽ tư vấn cho mẹ tiếp tục thực hiện những xét nghiệm có tính chính xác cao hơn như NIPT hoặc chọc ối.
– Triple Test: thực hiện từ tuần 15 – 20, tuy nhiên để đảm bảo kết quả chính xác nhất, thời điểm lý tưởng thực hiện xét nghiệm Triple test rơi vào tuần thứ 16 – 18. Những dị tật có thể phát hiện được như là: dị tật ống thần kinh, dị tật Down và hội chứng Edwards. Tuy nhiên, tương tự như Double Test, xét nghiệm Triple Test chỉ dừng ở khả năng dự báo cho mẹ nguy cơ chứ không mang tính khẳng định.
– Xét nghiệm không xâm lấn NIPT: có thể thực hiện ngay từ tuần thứ 9 của thai kỳ. NIPT phát hiện được trên 10 hội chứng phổ biến liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể và hơn 86 vi/mất lăp đoạn. Mặc dù thực hiện từ rất sớm nhưng xét nghiệm NIPT vẫn đảm bảo được độ chính xác rất cao, đạt tới 99.8% đối với hội chứng Down. Nếu mẹ bầu lựa chọn xét nghiệm NIPT là xét nghiệm sàng lọc đầu tiên thì không cần làm thêm Double Test và Triple Test.
Ngoài ra, siêu âm cũng là một phương pháp tầm soát các dị tật về hình thái hiệu quả. Đặc biệt thông qua chỉ số độ mờ da gáy, bác sĩ có thể bước đầu xác định thai nhi có mắc hội chứng Down hay không.
3. GENVIET – Trung tâm xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi uy tín
Để có thể sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh cũng như bảo vệ sự an toàn cho người mẹ, ngoài việc khám thai thì cũng cần thực hiện những xét nghiệm cần làm khi mang thai. Mục tiêu là tầm soát, phát hiện những biến đổi bất thường để từ đó có thể có những biện pháp can thiệp hợp lý, đúng lúc để ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn cho cả mẹ và bé.
Tại Trung tâm xét nghiệm GENVIET hiện đang cung cấp đa dạng các gói xét nghiệm NIPT sàng lọc trước sinh giúp mẹ bầu kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi một cách chính xác. Khi lựa chọn xét nghiệm NIPT tại GENVIET, thai phụ được:
- Tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia di truyền giàu chuyên môn.
- Hỗ trợ lấy mẫu tận nhà trên toàn quốc, giúp mẹ tiết kiệm thời gian và công sức đi lại.
- Bảo hiểm kết quả với tổng giá trị lên tới 1.2 tỷ đồng.
- Nhận kết quả chỉ sau từ 3 – 5 ngày làm việc.
Để đặt lịch xét nghiệm NIPT tại GENVIET, Quý khách vui lòng liên hệ qua số hotline 0943 333 189 để được hỗ trợ sớm nhất.
>> Xem thêm:
- Các xét nghiệm bắt buộc trước khi sinh
- Các mốc xét nghiệm quan trọng khi mang thai
- Xét nghiệm sàng lọc trước sinh là gì? Có cần thiết không?
——————
TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM GENVIET – HỆ THỐNG LẤY MÁU MIỄN PHÍ TẠI NHÀ TRÊN TOÀN QUỐC
Hotline: 0943.333.189
Fanpage: fb.com/Trungtamxetnghiemgenviet
Địa chỉ: 401 Xuân Đỉnh, Tây Hồ, Hà Nội